Bản tin

[Phần 1] Kiến Thức Cơ Bản và Các Kỹ Thuật Hữu ích để Lập Bố Cục Ảnh!

Đối với những ai chưa từng chú ý đến bố cục khi chụp ảnh, bài viết sau đây cung cấp một hướng dẫn dễ hiểu về kiến thức cơ bản để lập bố cục ảnh cùng với việc sử dụng hình minh họa và ví dụ. Ở đây trong Phần 1, chúng ta hãy tìm hiểu về Lập Khung Hìnhh và Hướng Dọc và Hướng Ngang (Người trình bày: Tatsuya Tanaka)   Ảnh Bình Thường bằng cách Tìm Hiểu Các Điểm Cơ Bản của Bố Cục Lập bố cục là quy trình bố trí các yếu tố khác nhau trong một ảnh. Nếu bạn thấy thiếu gì đó trong ảnh, hoặc nếu ảnh xuất hiện không như mong muốn, vấn đề có khả năng nằm ở bố cục. Không có định nghĩa tuyệt đối về bố cục chính xác; những ảnh chụp cùng một đối tượng có thể mang lại một ấn tượng hoàn toàn khác biệt tùy vào các yếu tố chẳng hạn như nó chiếm bao nhiêu không gian, cũng như việc đối tượng được chụp dọc, ngang, hay từ một góc. Nếu không có một ý định rõ ràng, ảnh chụp bởi nhiếp ảnh gia sẽ trở nên bình thường. Ngược lại, chất lượng có được sẽ được cải thiện rất nhiều nếu nhiếp ảnh gia chọn một bố cục phản ánh ý định của mình. Để làm như thế, cần phải tìm hiểu kiến thức cơ bản về lập bố cục ảnh, và sử dụng các bố cục khác nhau tùy theo ý định hoặc đối tượng. Do đó bạn nên nắm vững những điểm cơ bản về lập bố cục, và áp dụng chúng vào các ảnh bạn chụp. Lập Khung Hình Xác Định Khu Vực Cần Chụp Tùy vào khu vực được chụp, các ảnh chụp cùng một đối tượng sẽ xuất hiện khác nhau rất nhiều Chụp xa  Chụp ở độ dài tiêu cự chụp xa, ảnh có được trở thành ảnh phong cảnh với căn nhà mái đỏ và đồng cỏ làm chủ đề chính.       Tiêu chuẩn  Chụp ở độ dài tiêu cự tiêu chuẩn, bầu trời chiếm phần lớn bố cục, nhấn mạnh đến sự hiện diện của mái nhà màu đỏ.       Góc rộng  Chụp ở độ dài tiêu cự góc rộng, đồng cỏ và bầu trời trở thành chủ đề chính, trong khi căn nhà mái đỏ khó được nhận thấy.       Lập khung hình: Quyết định cần chụp phần nào của phong cảnh Quy trình đầu tiên trong quyết định bố cục là lập khung hình: xác định chủ đề chính qua khung ngắm hoặc màn hình LCD phía sau, và quyết định khu vực bạn muốn chụp. Để chụp khu vực mong muốn trong khung hình chữ nhật, bạn cần phải điều chỉnh khu vực đó bằng cách thay đổi độ dài tiêu cự nếu bạn đang dùng ống kính zoom. Nếu sử dụng ống kính một tiêu cự, bạn sẽ phải di chuyển để điều chỉnh khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng, hoặc chuyển sang dùng ống kính một tiêu cự có độ dài tiêu cự khác. Các ảnh mẫu bên trên là ba ví dụ về cách lập khung hình cho cùng một đối tượng. Lưu ý rằng ấn tượng có được sẽ thay đổi với khu vực được chụp trong ảnh.   Thủ thuật: Ngắm Thế Giới trong Khung Hình Vuông Mặc dù cần phải cân nhắc cẩn thận cách lập khung hình cho một cảnh, nhưng đôi khi cảm hứng cũng quan trọng. Ví dụ như, một cách hiệu quả để thực hành lập khung hình là mang theo một tờ giấy có một hình vuông được cắt ra ở giữa, và nhìn qua đó để mô phỏng cảnh bạn muốn chụp. Hướng Dọc và Hướng Ngang Tạo Ra Cảm Giác Ổn Định Đảm bảo kiểm tra hướng dọc và hướng ngang trong các ảnh chụp các tòa nhà     Bố cục không ổn định khi hướng dọc và hướng ngang không được điều chỉnh đúng cách.   Một tấm ảnh nghiêng tạo ra ấn tượng không ổn định. Trường hợp này có khả năng xảy ra nhất là trong ảnh cầm tay.     Bố cục sẽ ổn định khi hướng dọc và hướng ngang được duy trì đúng cách.   Bằng cách đảm bảo hướng ngang, hướng dọc được duy trì tự nhiên, bạn có thể tập trung tạo ra các tác phẩm nhiếp ảnh có chất lượng.     Hướng Dọc và Hướng Ngang: Tránh những ảnh có cảm giác không tự nhiên Một trong những cân nhắc quan trọng nhất khi chụp ảnh là đảm bảo rằng bố cục không có vẻ thiếu tự nhiên cho người xem. Trên thực tế, ý tưởng này khá đơn giản. Chỉ cần điều chỉnh độ nghiêng của máy ảnh để đảm bảo hướng dọc và hướng ngang của ảnh bạn muốn chụp, cho dù đó là bố cục dọc hay ngang. Trong ảnh phong cảnh gồm có chân trời, tính ổn định của bố cục sẽ bị ảnh hưởng đến ảnh có được bị nghiêng. Tương tự, cần phải cẩn thận đối với các ảnh có các tòa nhà cao tầng hoặc các tòa nhà, trong đó các đường dọc và ngang có xu hướng thu hút sự chú ý của người xem. Trong hai ví dụ bên trên, hướng ngang trong ảnh bên phải được duy trì, giúp cho nó trở nên dễ chịu hơn khi xem. Ngay cả đối với các ảnh chụp nhanh chẳng hạn như ví dụ bên dưới tại một quán ăn, việc làm nổi bật hướng ngang sẽ giúp tăng tính ổn định cho bố cục. Nếu bạn sử dụng một ống kính góc rộng, các khu vực ngoài biên của ảnh có thể bị méo. Trong trường hợp này, hãy điều chỉnh độ nghiêng của máy ảnh để điều chỉnh hiện tượng méo bằng cách chú ý đến tâm ảnh.   Hai kỹ thuật để sử dụng hiệu quả hướng ngang và hướng dọc   Nâng cao vị trí của chân trời sẽ cải thiện tính ổn định.   Ảnh chụp các đám mây mùa hè trên biển. Với chân trời được đặt cao hơn một chút trong bố cục, biển chiếm phần lớn hơn trong ảnh, nhấn mạnh đến cảm giác ổn định. Ảnh chụp các đám mây mùa hè trên biển. Với chân trời được đặt cao hơn một chút trong bố cục, biển chiếm phần lớn hơn trong ảnh, nhấn mạnh đến cảm giác ổn định.         Tìm chân trời trong số những thứ có hình dáng và kích thước khác nhau.   Kệ trưng bày trong một cửa hàng rượu vang. Mặc dù đồ vật không có chiều cao và hình dáng nhất quán, hướng ngang được tạo ra dùng cái hộp ở giữa, do đó ảnh có được không có vẻ không ổn định đối với người xem.       Thủ thuật: Nghiêng bố cục một cách có chủ đích để có bố cục ổn định Không phải lúc nào cũng cần phải đảm bảo hướng dọc và hướng ngang. Trong các ảnh chụp phong cảnh thiên nhiên và cận cảnh, việc nghiêng máy ảnh có chủ đích có thể được dùng làm một kỹ thuật để có được một bố cục ổn định, do đó tốt nhất là bạn nên tìm hiểu cách đưa ra quyết định thích hợp nhất tùy vào điều kiện.   Tatsuya Tanaka  Sinh năm 1956, Tanaka là một trong các nhiếp ảnh gia hiếm hoi sáng tác các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau từ một phối cảnh bình thường. Những thể loại này là từ những thứ trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như côn trùng và hoa, đến phong cảnh, các tòa nhà cao tầng, và các thiên thể. Ngoài nhiếp ảnh, Tanaka cũng đã phát triển phương pháp riêng của mình trong các quy trình hậu xử lý bao gồm sửa ảnh và in ảnh.

Những điều bạn nên biết khi muốn mua DSLR (phần 2)

Để tiếp nối nhũng điều bạn muốn biết khi mua DSLR. Hôm nay chúng ta tiếp tục đi nốt các yếu tố còn lại để giúp các bạn đọc có thể tìm mua một chiếc DSLR ưng ý nhất. Phần 1 các bạn có thể xem lại tại đây: Những điều bạn muốn biết khi mua DSLR (phần 1)   6) Màn LCD lớn với độ phân giải cao + khả năng Live View Màn LCD lớn với độ phân giải cao sẽ giúp bạn xem lại ảnh của mình đã chụp tốt hơn. Và trong một vài trường hợp LCD và chức năng Live View đi kèm sẽ giúp bạn rất nhiều nếu bạn muốn chụp ở một góc khó. Tôi là người sở hữu một chiếc Canon EOS 60D với màn hình xoay lật. Nhiều người cho rằng màn hình xoay lật trông rất kém chuyên nghiệp nhưng tôi lại rất thích đặc điểm này. Thay vì phải lăn lê bò toài như tôi và những người khác ngày trước khi đổi lên 60D thì tôi có thể chọn một tư thế thoải mái hơn và với Live View, tôi hoàn toàn có thể ngắm + lấy nét tốt.   7) Khả năng chụp bao nhiêu hình trên 1 giây - Frame Per Second Đây là yếu tố cũng tương đối quan trọng. Nó mô tả số hình mà máy bạn có thể chụp được trong 1 lần nhấn và giữ nút chụp trong multi-shot mode. Thông thường, khả năng chụp từ 3 fps đến 5 fps là bình thường. Đến 8 fps thì là rất nhanh.   Tuy nhiên nếu bạn chỉ chụp đây một phát, chạy ra kia một phát hoặc chụp phong cảnh thì yếu tố này không thật sự quan trọng với bạn. Nhưng đối với người thích chụp trẻ con, động vật hoặc thể thao thì đây là yếu tố tiên quyết nên nhớ đến, việc chụp đc nhiều hình hơn trong một lần bấm chắc chắn sẽ giúp bạn có nhiều khoảnh khắc đẹp và chắc chắn hơn. Trẻ con hay động vật hoặc thể thao luôn có những khoảnh khắc xuất hiện rất bất ngờ và vì thế, có thể ở shot đầu tiên chưa thấy nhưng bất ngờ lại xuất hiện ở shot thứ 2 hoặc 3.   8) Khả năng quay video Đây là một chức năng mới đc thêm vào trong khoảng 3,4 năm nay. Chức năng quay video ở thời điểm này xuất hiện ở đa số các máy DSLR dòng entry - level. Chất lượng hình ảnh có thể tạm chấp nhận được, không quá xuất sắc nhưng nếu bạn muốn thi thoảng quay lại một vài đoạn video về gia đình, trẻ con hay bạn bè thì cũng không phải là một lựa chọn tồi.     Cũng nên nhớ thêm là nếu bạn muốn quay video được lâu thì đòi hỏi phải có 1 chiếc thẻ nhớ khá xịn. Nên sắm một chiếc thẻ nhớ khoảng 8gb class 10, Class 6 cũng có thể quay được nhưng tôi khuyến cáo nên dùng class 10 để tránh một số lỗi xảy ra như video bị ngắt khi tràn bộ đệm. Thông thường 1 video của canon bây h có thời gian tối đa là 30 phút và dung lượng lớn nhất cũng chỉ là 4gb. Một lưu ý nữa khi quay video đấy là cảm biến(sensor) của bạn sẽ phải mở liên tục nên nó rất nóng. Nếu quay liên tiếp dài ngày và trong thời gian dài thì tuổi thọ cảm biến(sensor) sẽ giảm nhanh hơn so với chụp ảnh bình thường.   8) Kích cỡ cảm biến - Sensor Size Đây là mốt khía cạnh hơi mang tính chuyên môn và đòi hỏi nghiên cứu kĩ thì mới có thể hiểu được những thông số lằng nhằng của việc định nghĩa một chiếc cảm biến cho chuẩn. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này tôi sẽ chỉ nói đến những điều cơ bản nhất.     Cảm biến chia làm 2 loại: Full Frame và Crop(APS-C). Cảm biến full frame lớn hơn cảm biến crop và nó cũng chỉnh là kích cỡ chuẩn của film 35mm, cho chất lượng ảnh tốt hơn, xử lý noise tốt hơn và tận dụng được tối đa góc nhìn tiêu cự của lens. Cảm biến fullframe chỉ xuất hiện ở các máy dòng bán chuyên hoặc chuyên nghiệp của các hãng như Canon 5D, 5D mark 2, 1D mark, 1Ds mark -  Nikon D3s, D3x, D700 - Sony Alpha A900... Cảm biến crop giá thành rẻ hơn, cho những góc nhìn cận/ sát hơn khi lắp lens. Thông thường hệ số crop là 1,6, tức là khi chúng ta có 1 lens tiêu cự là X thì khi chúng ta nhìn qua lens, tiêu cự của nó sẽ thành X nhân với 1,6. Ví dụ lens 50mm thì lên crop sẽ là 80mm. Đa số các máy tầm trung hoặc entry-level đều là cảm biến crop.   9) Ống kính - Lens   Đây chắc hẳn là một vấn đề mà rât nhiều người quan tâm khi mua máy. Khi mua máy xong thì tất nhiên chúng ta phải cần có lens để chụp. Vậy nên bắt đầu thế nào ? Thông thường trên thị trường hiện nay chúng ta có kiểu mua một combo Body và lens kit. Lens kit là lens hay được bán kèm với máy khi mua, chất lượng tạm chấp nhận được nhưng về lâu về dài nếu bạn có ý định chơi ảnh lâu dài, việc thay thế nó là không thể tránh khỏi. Để bắt đầu với một bộ combo body và lens thì việc phân chia budget thế nào hẳn cũng khiến bạn đau đầu. Nay tôi xin tư vấn như sau: Việc mua một chiếc body tốt đương nhiên là một việc nên làm nhưng lens cũng là thành tố quan trọng để giúp cho bạn có những tấm ảnh rất đẹp. Bạn hoàn toàn nên bớt tiền body đi một chút và dành nó sang việc đầu tư lens. Tất nhiên với một kinh phí eo hẹp thì việc bạn muốn sở hữu một body tử tế một chút và dùng tạm con lens kit cũng hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng nếu budget cho phép, hãy quên luôn con lens kit này đi và tìm một lens khác có chất lượng tốt hơn ngay để tránh phải đổi chắc sau này.       Để kết lại cho phần lens này tôi sẽ chỉ ra một vài đặc điểm của các loại lens để giúp bạn định hướng chiếc lens đầu tiên của mình:   Lens để chụp chân dung đẹp ? Prime lens hay còn gọi là lens fix. Đây là lens chỉ có 1 tiêu cự, khẩu có khả năng mở lớn và giúp bạn xóa mờ phông nền rất tốt. Một vài lens tiêu biểu trong tầm ít tiền có thể kể đến là dòng 50mm f/1.8 các hãng Nikon và Canon   Lens để chụp phong cảnh ? Chắc chắn phải là một lens góc rộng để giúp bạn thâu tóm đủ chi tiết phong cảnh mình muốn vào trong bức hình. Một vài lens góc rộng ít tiền mà có thể kể đến: Kit lens của các hãng, một ống kính của hãng thứ 3 mà nhận được rất nhiều sự hưởng ứng của giới chụp ảnh: Tamron 17-50 f/2.8.   Bạn thích chụp đời thường, cỏ cây hoa lá, chim muông ? Lens Tele. Vào tầm ít tiền thì chúng ta rất khó có được 1 lens tele/ macro tốt. Tuy nhiên cũng có 1 vài lens tele đáp ứng được nguyện vọng của bạn: Canon Lens 55-250mm f/4-5.6 IS. Tamron 18-200mm f/3.5 - 6.5. ------------------ Trên đây là một số hướng dẫn để giúp bạn định hướng tốt hơn việc chọn mua một chiếc DSLR ưng ý. Trong khi viết bài có thể có một vài sai sót trong chuyên môn cũng mong được các bạn đọc góp ý.  Chúng tôi hoan nghênh những ai có ý định cộng tác cùng trang và muốn viết bài cho trang.  Bài viết được thực hiện bởi Bùi Quang Huy  Có tham khảo nguồn phototuts

"Khung giờ vàng" cho nhiếp ảnh

Khi ánh mặt trời ngang đường chân trời (vào lúc bình minh hay hoàng hôn) thường tạo ra một không gian với màu sắc trầm ấm. Và giới nhiếp ảnh thường gọi khung thời gian này là giờ vàng (golden hour) hay giờ ma thuật (the magic hour). Tất nhiên là bạn có thể "chộp" được những bức ảnh hết sức thú vị với chiếc máy ảnh của mình trong khoảng thời gian mà người ta gọi là 'golden hour' này. Giờ vàng diễn ra như thế nào? Khi ánh mặt trời lên cao, những tia nắng sẽ chỉ phải xuyên qua một tầng khí quyển mỏng nên sẽ tạo ra cho mắt chúng ta một cảm giác chói lòa. Khi mặt trời ở cuối đường chân trời, ánh sáng phải vượt qua một cách xa hơn, thông qua lớp không khí dày đặc trước khi đến với mắt chúng ta. Khi đó, ánh sáng mà mắt chúng ta nhìn thấy được sẽ có màu xanh nằm rãi rác, để lại đằng sau nó những dãy màu vàng và cam. Hơn nữa, cuộc hành trình qua bầu khí quyển sẽ làm cho ánh sáng khuếch tán phần nào. Ví dụ, khi quan sát một cái bóng vào giữa trưa ta sẽ thấy nó sắc nét và rõ ràng hơn khi nhìn vào một cái bóng lúc mặt trời đã nằm xa xa phía cuối đường chân trời. Khi đó, đường viền cái bóng của chúng ta sẽ mềm mại hơn (chứ không sắc nét như buổi trưa) và một số phần sẽ bị tối hơn. Hiệu quả khuếch tán này có thể nhìn thấy trong những ngày bầu trời u ám, tuy nhiên, để có được những gam màu ấm, vàng ươm cho bức ảnh thì chỉ có thể là vào lúc mặt trời nằm ngay sát đường chân trời mà thôi. Thời gian Khái niệm "giờ" trong "giờ vàng" có thể bị nhầm lẫn. Khoảng thời gian của giờ vàng phụ thuộc vào khoảng thời gian mà mặt trời nằm ngay đường chân trời. Thông thường, người ta thấy rằng khoảng thời gian này thay đổi tùy vào các mùa trong năm và theo vĩ độ. Gần đường xích đạo, giờ vàng kéo dài thêm vài phút trước khi mặt trời lặn và thường diễn ra nhanh hơn. Trong khi đó, những vùng gần với hai cực của Trái đất giờ vàng có thể kéo dài trong vài giờ. Chất lượng ánh sáng trong giờ vàng có thể khác nhau đáng kể chỉ trong vòng vài phút ngắn ngủi, vì vậy hãy chuẩn bị máy sẵn sàng nếu muốn ghi lại được những khoảng khắc đẹp nhất trong khoảng thời gian này. Lựa chọn đối tượng chụp Việc lựa chọn đối tượng chụp phù hợp trong khung giờ vàng quyết định rất lớn đến chất lượng bức ảnh. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời cho việc chụp ảnh chân dung vì ánh nắng sẽ làm cho màu da của bạn trông mặn mà và huyền bí hơn. Các công trình kiến trúc cũng là một lựa chọn tuyệt vời khi chụp ảnh vào thời gian này, những đối tượng màu xanh sẽ trông khá kì lạ nếu chụp vào giờ vàng, chúng sẽ tạo ra một vẻ đẹp mang tính lung linh pha lẫn huyền ảo cho bức ảnh. Và quan trọng hơn, việc lựa chọn đối tượng chụp còn phụ thuộc vào sở thích cá nhân của từng người. Một chút màu vàng huyền bí ẩn hiện trên máy vòm của đền tưởng niệm Jefferson lúc hoàng hôn Đài tưởng niệm Lincoln trở nên ấn tượng nhất khi chụp vào buổi bình minh, toàn kiến trúc ánh lên một màu vàng sang trọng Hoàng hôn là thời điểm thích hợp nhất để chụp một bức chân dung gia đình, làn da của các thành viên trông sẽ khỏe mạnh, rắn rỏi hơn Giờ vàng cũng khiến chân dung của bạn trông quyến rũ hơn Những vấn đề cần lưu ý Thời tiết tốt nhất để trải nghiệm giờ vàng là khi không khí trong lành và bầu trời không một gợn mây.Những khu vực có không khí ô nhiễm nặng hoặc đám mây thấp có thể tạo ra một cảnh hoàng hồn tuyệt đẹp, nhưng việc ánh sáng bị khuếch tán nhiều có thể làm cho chủ đề chụp của bạn trở nên không nổi bật. Hãy cảnh giác với một số phần mềm chụp ảnh vì chúng có thể tự động giảm tông màu ấm áp của hình ảnh bạn chụp xuống. Khi mặt trời lên cao hơn một chút so với đường chân trời (bình minh), bạn vẫn nhận được ánh sáng đẹp và đây cũng là thời điểm bạn có thể bấm máy, nhưng lưu ý màu vàng trong bức ảnh sẽ nhạt hơn đôi chút so với khi mặt trời chưa qua khỏi đường chân trời. Và khi mặt trời đã ở dưới đường chân trời (hoàng hôn), ánh sáng cũng rất đẹp nhưng không còn trầm ấm như khi vừa chạm đường chân trời nữa. Các tông màu ấm làm nổi bật khuôn mặt của nhân vật Nào, còn chờ gì nữa, hãy xách máy ảnh lên và tìm cho mình vài tấm ảnh ấn tượng trong giờ vàng nào. Minh Trung Theo dpreview

Những điều bạn nên biết khi muốn mua DSLR (phần 1)

Chắc hẳn với những ai đọc bài viết này thì bạn cũng đã có một thời gian gắn bó với chiếc máy ảnh kĩ thuật số (point and shoot - pns). Bạn cũng đã chụp được những tấm ảnh đẹp và ưng ý tuy nhiên những hạn chế của chiếc máy ảnh pns cũng đã dần dần lộ ra. Bạn cũng đã tìm hiểu về nhiếp ảnh từ lý thuyết cho đến kĩ thuật và thiết bị và cảm thấy mình rất hứng thú với nó. Đấy là khi bạn có thể suy nghĩ nghiêm túc về việc mua một chiếc DSLR để nâng tầm kĩ năng của bản thân.   Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn về các chức năng và tiêu chí cơ bản về một chiếc DSLR và tìm ra một chiếc ưng ý cho chính mình. Xin nói trước mốt chút là bài viết hơi dài và nhiều chữ nhưng sẽ giúp bạn có cách nghĩ chuẩn hơn khi mua một thiết bị với những thông số phức tạp như máy ảnh. I) Tại sao lại là DSLR Trước khi bắt đầu thì chúng ta phải làm rõ một việc. Camera tốt không có nghĩa là bạn là một nhiếp ảnh gia tốt. Có thể nó đắt, nhiều tính năng và các thông số thì thật tuyệt nhưng nó không làm được những thứ mà chỉ con người mới có. Óc sáng tạo, tầm nhìn, và cảm nhận về khung cảnh muốn chụp đó mới là những thứ một nhiếp ảnh gia cần phải có chứ không phải là một chiếc máy ảnh xịn.     Sau đây là 3 lợi điểm của một chiếc máy ảnh DSLR: 1) Digital Single Lens Reflex hay còn gọi là DSLR, giải thích đơn giản là khi bạn nhìn vào viewfinder, thông qua các thấu kính, gương lật thì bạn sẽ nhìn được đúng những hình ảnh mà ống kính (lens) của bạn đang thấy. Xin nhấn mạnh là bạn đang nhìn qua ống kính của mình và nhìn thấy những gì nó đang thấy. Một câu hỏi lớn mà nhiều người thích hỏi đó là:   Tại sao tôi lại phải nhìn vào viewfinder trong khi màn LCD của máy pns không phải to và dễ nhìn hơn sao   Câu hỏi này đúng nhưng không phải trong mọi trường hợp. Hãy thử đưa ra một vài ví dụ nhé: Bạn đang muốn chụp một giọt sương đọng trên chiếc lá từ góc máy cao, hơi chéo so với chiếc lá. Và mặt trời thì cứ thế chiếu vào máy thì chắc chắn bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn nếu muốn bắt được góc chụp và khoảnh khắc này. Thêm một ví dụ nữa đó là khi bạn đi biển, muốn chụp những bức ảnh đẹp về biển nhưng2)cát vàng luôn hắt sáng vào màn LCD của bạn, kết quả là bạn cũng không có được những cảm nhận tốt nhất. Và lợi điểm đầu tiên của DSLR chính là sử dụng viewfinder thay cho màn LCD thông thường của máy PnS. Nó giúp bạn tách mắt mình ra khỏi ánh sáng, các điều kiện khách quan bên ngoài và thoải mái nhìn thấy đúng những gì bạn muốn thấy qua chiếc lens của mình.   2) Và cũng chính ở cái tên của chiếc máy ảnh cũng đã cho chúng ta thấy một lợi điểm khác của DSLR chính là ở chữ L - Lens - Ống Kính. DSLR có thể thay được ống kính, việc thay đổi được ống kính sẽ cho chúng ta muôn vàn lựa chọn cho những tình huống khác nhau. Bạn muốn chụp chân dung ư ? Nên là 1 prime lens ( lens fix - ống kính một tiêu cự) để có hiệu quả tốt nhất Bạn muốn thâu tóm toàn bộ chi tiết đẹp của một địa danh nào đó ư ? Một ống góc rộng (wide angle lens) là một lựa chọn không thể tốt hơn. 3) Điều cuối cùng, rõ ràng nhất mà nhiều người có thể thấy. Với cảm biến lớn hơn thì DSLR luôn cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, ít nhiễu hơn so với một máy pns mặc dù có cùng số megapixel. Đơn giản là không thể so sánh.   2) Khi mua hãy trực tiếp cầm nó trên tay. Đừng tin vào những lời quảng cáo   Bạn chắc hẳn cũng đã nhiều lần ngắm nhìn những chiêc DSLR trên mạng, những lời quảng cáo và hình ảnh chụp sản phẩm ra thì vô cùng long lanh, đẹp dẽ. Tuy nhiên tôi khuyến cáo bạn nên cầm thử/ chụp thử nó trước khi mua,     Một vài rắc rối hay gặp đó chính là về trọng lượng và kích cỡ, đa số người dùng không thể tự ước lượng được trọng lượng/kích cỡ của máy và cho rằng mình sẽ không gặp vấn đề gì với chiếc máy này. Rất nhiều người bạn của tôi đã phàn nàn rằng họ cảm thấy tay họ quá yếu để cầm một chiếc DSLR với vỏ magie cùng những ống kính nặng nề không kém. Hoặc tay bạn quá nhỏ hoặc quá to để thao tác với các nút trên chiếc máy ảnh đó. Hãy luôn nhớ một nguyên tắc luôn đúng trong mọi trường hợp :   Bạn phải cảm thấy thoải mái với thiết bị của mình thì mới có thể tạo ra những bức ảnh đẹp.   Nếu bạn có một khoản chi phí eo hẹp thì tôi cũng khuyến khích mua lại hàng second hand trên mạng. Tuy nhiên nên tìm một người có kinh nghiệm để giúp đỡ bạn trong chuyện mua đồ second hand này. Việc nhờ này sẽ giúp bạn tránh được những lỗi hết sức cơ bản của máy móc. Khi mua máy cũng hãy luôn tâm niệm một câu như sau:   If it sounds too good to be true, it is too good to be true - Nếu thấy nó quá tốt để là thật thì chính là nó quá tốt để là sự thật   Câu trên muốn dạy các bạn rằng đừng quá hám lợi ở những chiếc máy có giá rẻ bất ngờ, giá bán khác hẳn những chỗ khác. Chắc chắn nó có một vấn đề gì đó nhưng chỉ là người bán không nói nó ra mà thôi. Ngoài ra thì cũng nên tham khảo mốt số người bán đã có uy tín để có một chiếc máy ảnh ưng ý nhất.   3) Thương hiệu   Có thể nói ngay rằng thị phần máy ảnh DSLR trên thế giới ở thời điểm này là của Canon và một hãng N. 85% máy ảnh DSLR trên toàn thế giới được sản xuất và tiêu thụ đều từ hai hãng này. Cũng có một vài hãng danh tiếng khác cũng có tiếng nói của mình nhưng về cơ bản thì họ vẫn chưa có thể tạo thành thế lực mới. Hãng K, và hãng P là những ví dụ, họ có những chiếc máy ảnh tốt, những đặc điểm riêng của dòng máy của họ nhưng để tranh chấp thị phần với Canon và hãng N ở thời điểm này là không thể. Tôi cũng khuyên các bạn nên sử dụng các hãng thông dụng như Canon, rất đơn giản vì nếu bạn gặp trục trặc gì với máy ảnh thì việc tìm nơi sửa chữa, bảo hành của các hãng này cũng đơn giản hơn rất nhiều. Và nếu bạn có cần gấp lens cho một mục đích nào đó thì cũng có rất nhiều người dùng hãng này bạn có thể nghĩ tới.     Câu chuyện khẩu chiến giữa Canon và hãng N đã là huyền thoại. Nó kéo dài hết năm này sang năm khác, tháng này qua tháng khác, ngày này qua ngày khác và chắc chắn là còn lâu mới có thể phân thắng bại. Ta tạm gọi những người dùng Canon là Canonadians/ Canonians và những người dùng hãng N là Nikonians, hai bên luôn phân tích những lợi điểm hay của hãng mình thích và bới móc những điểm không tốt, hoặc thậm chí điểm tốt họ cũng bôi ra thành xấu. Nhưng có một vấn đề mà họ không để ý tới: Khi post ảnh lên mạng, hoặc đi triển lãm ảnh. Bạn sẽ luôn khen rằng:  Bức ảnh này thật đẹp ! Chứ có khi nào bạn lại khen: Ôi cái ảnh của máy hãng này chụp đẹp quá ? Đơn giản là vì khi ra thành phẩm, người ta sẽ chỉ quan tâm bạn chụp có đẹp không chứ thương hiệu nó đã không còn nghĩa lý gì. Vì vậy, lời khuyên của tôi dành cho các bạn: Cảm thấy phù hợp với máy nào, thoải mái nhất thì hãy mua máy đó. Đừng ngại với những phân tích, số liệu lằng nhằng. Thương hiệu không phải vấn đề trong những bức ảnh đẹp !   4) Số chấm - Megapixels     Đã qua rồi cái thời bạn quan tâm về số chấm trên máy ảnh. Một máy ảnh ít chấm hơn nhưng công nghệ tốt hơn có thể hoàn toàn cho ra một bức ảnh tốt hơn khá nhiều so với một máy ảnh nhiều chấm nhưng công nghệ thấp. Nói thế không hẳn là bạn nên bỏ quên số chấm (megapixel) nhưng cũng đừng coi nó là điệu kiện tiên quyết khi mua máy ảnh. Một máy ảnh DSLR 10 megapixel hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu in ấn cơ bản của các bạn rồi ( Đây là nhu cầu in ấn nhé, còn riêng về post ảnh lên facebook hay mạng nào đó thì càng không phải nghĩ )   5) ISO - Độ nhạy sáng     Đây là một chi tiết khá đáng quan tâm khi mua máy ảnh. ISO giúp bạn có thể có những bức ảnh tốt trong điều kiện thiếu sáng/ ánh sáng yếu. ISO của một máy càng cao thì tức là mức ISO chụp được của nó cũng tăng lên. Nó không có nghĩa là bạn có thể chụp ở mức ISO cao nhất mà không sao nhưng nó có nghĩa là bạn có thể chụp ở một mức ISO cao hơn một chiếc khác mà cho chất lượng tốt hơn. Ví dụ: Bạn có một chiếc DSLR với ISO chỉ lên được 3200 thì iso an toàn của nó là khoảng 100- 800 cùng lắm là 1600 (Chắc chắn đã xuất hiện noise). VỚi một máy ảnh với iso có thể nâng lên đến 12800 thì ở 3200 nó sẽ tạo ra một bức ảnh tốt hơn với chiếc kia. (Vì chưa nói đến phần cảm biến nên mình chưa đề cập đến việc nếu một máy với cảm biến full frame thì sẽ có khả năng xử lý nhiễu tốt hơn so với máy có cảm biến crop. Mình sẽ đề cập thêm ở mục cảm biến trong phần 2) (Còn tiếp) Bài viết được thực hiện bởi Bùi Quang Huy Dịch và tham khảo từ phototuts   P/s: Trên đây là 5/10 điều cơ bản tôi định giới thiệu với các bạn. Để giúp các bạn theo dõi bài viết tốt hơn, tôi quyết định chia bài này ra làm 2 phần để bài không quá dài gây chán nản khi đọc.

Tự động lấy nét dùng Chức Năng Live View

Các Bài Viết Liên Quan Có thể kiểm soát các điểm AF trong khi chụp ở chế độ Live View. Màn hình LCD lớn cho phép bạn xác định điểm cần lấy nét một cách trực quan hơn so với chụp qua khung ngắm. Trong bài viết này, chúng ta hãy nắm bắt các chế độ AF khác nhau khả dụng trong khi chụp ở chế độ Live View, cách chuyển đổi giữa các chế độ này, và cách di chuyển điểm AF. (Người trình bày: Ryosuke Takahashi)   Lấy nét tự động trong khi Chụp Ở Chế Độ Live View Như với chụp qua khung ngắm, bạn chỉ cần nhấn nút chụp để lấy nét ở điểm thích hợp trong khi chụp ở chế độ Live View. Nếu bạn muốn lấy nét thủ công ở một điểm cụ thể, sẽ cần phải thực hiện một thủ tục cài đặt nào đó. Trong phần sau đây, chúng ta hãy nắm bắt các chế độ AF khác nhau khả dụng trong khi chụp ở chế độ Live View, cách chuyển đổi giữa các chế độ này, và cách di chuyển điểm AF. Đối với các mẫu máy ảnh có trang bị màn hình cảm ứng, thao tác rất trực quan vì bạn chỉ cần phải chạm vào một phần của đối tượng trên màn hình để lấy nét. [1] Thay đổi giữa các Chế Độ AF [1] Hiển thị trình đơn Quick Control   Nhấn nút Q ở mặt sau thân máy.   [2] Chọn một chế độ AF   Để chuyển chế độ AF thành [FlexiZone – Single], hãy sử dụng các phím chéo lên/xuống để chọn biểu tượng ‘Chế Độ AF’ ở góc trên bên phải của màn hình, sau đó dùng các phím chéo trái/phải để chọn biểu tượng ’FlexiZone – Single’.   [3] Chế độ AF lúc này đã được thay đổi   Nhấn nút Q để xác nhận các lựa chọn chế độ AF. Hình dạng của điểm AF sẽ thay đổi.     [2] Di chuyển Điểm AF [1] Di chuyển điểm AF   Chạm vào đối tượng trên màn hình bạn muốn lấy nét để di chuyển điểm AF. Đối với các máy ảnh không hỗ trợ thao tác màn hình cảm ứng, di chuyển điểm AF bằng các phím chéo.   [2] Lấy nét   Nhấn một nửa nút chụp. Nét được lấy ở vị trí của điểm AF.   [3] Di chuyển vị trí để lấy nét   Chạm vào một đối tượng khác để di chuyển điểm AF và nhấn hờ nút chụp.   [4] Nét được lấy       Tính năng cửa trập cảm ứng sẽ nhả cửa trập khi bạn chạm vào màn hình Nếu bạn muốn có thao tác AF nhanh hơn, một tính năng mà bạn có thể sử dụng là ‘cửa trập cảm ứng’, tính năng này tự động nhả cửa trập ngay sau khi lấy nét. Chỉ cần chạm vào biểu tượng ’Cửa Trập Cảm Ứng’ nằm ở góc dưới bên trái của màn hình LCD để bật hoặc tắt tính năng này. Tính năng này cũng rất tiện khi bạn khó nhấn nút chụp, chẳng hạn như khi chụp ảnh ở góc cao hoặc góc thấp. Các loại Chế Độ AF trong khi chụp ở chế độ Live View Có bốn loại chế độ AF khả dụng trong khi chụp ở chế độ Live View. Chế độ ‘Face + Tracking’ tự động phát hiện và theo dõi khuôn mặt người, chế độ ‘FlexiZone – Single’ cho phép lấy nét thủ công ở một điểm duy nhất, chế độ ’FlexiZone – Multi’ chụp đối tượng dùng 9 vùng khác nhau, trong khi chế độ ’Quick Mode’ sử dụng 9 điểm AF theo cách tương tự như khi chụp qua khung ngắm. Tiếp theo, chúng ta fhãy xem xét những điểm khác biệt giữa từng chế độ. Face + Tracking Ở chế độ AF này, máy ảnh tự động phát hiện và lấy nét ở khuôn mặt trong ảnh. Điểm AF cũng có thể theo dõi chuyển động của khuôn mặt. Nếu có nhiều hơn một người trong ảnh, bạn có thể chọn nơi cần lấy nét bằng cách chạm vào người tương ứng. Ngoài khuôn mặt, bạn cũng có thể chạm vào một đồ vật khác trong ảnh để cho phép theo dõi lấy nét ở đồ vật đó.     FlexiZone – Multi Chạm vào màn hình LCD cho phép bạn chọn một trong 9 vùng, nhờ đó chụp đối tượng nằm bên trong vùng đó. Trong quá trình chọn tự động, máy ảnh được cài đặt sẵn để chọn một vùng gần tâm, và nét được lấy bằng cách ưu tiên đối tượng ở gần máy ảnh nhất.     FlexiZone – Single Đây là chế độ AF cơ bản nhất trong bốn loại. Bạn có thể chạm vào một điểm trên màn hình để chọn vị trí cần lấy nét. Việc chạm vào đối tượng bạn muốn để lấy nét ngay lập tức sẽ cài đặt điểm lấy nét ở đó. Có thể thực hiện lấy nét chính xác ngay cả khi đối tượng nằm gần rìa ảnh.     Quick Mode Chế độ AF này, sử dụng một cảm biến lệch pha, lấy nét bằng 9 điểm AF, một cách tương tự như chụp qua khung ngắm. Chạm vào một điểm trên màn hình sẽ cho phép bạn trực tiếp chọn một điểm AF.     Ryosuke Takahashi Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc. Takahashi là thành viên của Japan Professional Photographers Society (JPS).

SD Card là gì?

SD Card (Secure Digital Card) là một định dạng thẻ nhớ được sử dụng để lưu trữ dữ liệu chủ yếu dùng trên các thiết bị di động. Bài liên quan: Có phải bạn đang sử dụng thẻ SD phù hợp? SD Card, hay còn gọi là thẻ SD, được sản xuất và phát triển dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật của hiệp hội thẻ SD (SDA). SDA được thành lập ngày 28/1/2000 bởi các tập đoàn Matsushita, Panasonic, SanDisk, Nintendo, Toshiba…). Định dạng thẻ SD được chia làm 4 loại gồm: Hiệu suất tiêu chuẩn SDSC – Standard Capacity; Hiệu suất cao SDHC – High Capacity; Hiệu suất mở rộng SDXC - eXtended Capacity (SDXC); và loại thẻ kết hợp đầu vào/đầu ra với chức năng lưu trữ dữ liệu SDIO – input/output. Bốn định dạng này được được thiết kế dựa trên Ba hình thức, kích thước là: SD (tiêu chuẩn thông thường), miniSD (hình thức nhỏ hơn SD) và microSD (hình thức rất nhỏ). Tuy nhiên, định dạng thẻ SDXC không có hình thức mini còn định dạng SDIO không có hình thức micro. Kích thước Kích thước tiêu chuẩn (SD): SD (SDSC), SDHC, SDXC, SDIO 32 mm × 24 mm × 2.1 mm 32 mm × 24 mm × 1.4 mm (loại mỏng) Kích thước nhỏ (mini): miniSD, miniSDHC, miniSDIO 21.5 mm × 20 mm × 1.4 mm Kích thước rất nhỏ (micro): microSD, microSDHC, microSDXC 15 mm × 11 mm × 1.0 mm Các hãng sản xuất thẻ SD nổi tiếng: SanDisk, Toshiba, Panasonic, Lexar, Transcend, Kingmax, Kingston… Theo hiệp hội các nhà sản xuất thẻ SD công bố vào khoảng tháng 6/2012 thì định dạng SDXC sẽ đẩy dung lượng thẻ lên tới 64GB trong đầu năm tới và tương lai lên đến 2TB. Tùng Anh

Tận dụng các hiệu ứng ánh sáng trên ảnh chụp

Ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất trong mọi bức ảnh mà bạn chụp. Tuy nhiên có nhiều dạng ánh sáng khác nhau và chúng có hiệu ứng khác nhau trên ảnh. Bài viết giúp bạn hiểu rõ 3 dạng ánh sáng: khuếch tán (diffused), chiếu ngược (backlight), phản xạ (reflected) và cách sử dụng chúng trong nhiếp ảnh. Sẽ có những lúc mà khung cảnh bạn chụp chỉ có một loại ánh sáng, hoặc có những trường hợp có nhiều loại ánh sáng cùng một lúc và bạn phải lựa chọn loại ánh sáng nào thích hợp. Ánh sáng cũng quyết định phong cách chụp ảnh của một số nhiếp ảnh gia và một số người chỉ chuyên chụp bằng một kiểu ảnh sáng nhất định. Việc phát hiện các dạng ánh sáng khác nhau và biết cách ứng dụng chúng sẽ giúp bạn tận dụng mọi ưu điểm của cảnh vật đồng thời tăng thêm độ sâu, sự đa dạng cũng như thể hiện được cá tính của bạn trong mỗi bức ảnh. Ánh sáng khuếch tán Ánh sáng khuếch tán là dạng ánh sáng không chiếu trực tiếp và không gắt, nó đã được làm dịu đi bởi một yếu tố nào đó. Chẳng hạn, khi bạn đang ở ngoài trời và mặt trời đang tỏa nắng rực rỡ mà trên trời không có một gợn mây, khi ấy ánh sáng sẽ rất gắt và bạn sẽ thấy bóng đổ rất rõ trên hoặc xung quanh chủ thể của bạn. Nhưng nếu có mấy trên trời và chúng làm dịu đi ánh mặt trời thì ánh sáng khi đó trở nên khuếch tán. Bạn cũng có thể tìm thấy ánh sáng khuếch tán dưới bóng râm của cây cối, khi mà ánh mặt trời đã được các tán cây làm dịu đi. Bạn có thể tận dụng ánh sáng khuếch tán để chụp những bức ảnh tuyệt vời. Nếu bạn chụp chân dung vào một ngày dịu nắng (tức ánh sáng khuếch tán), thì nghĩa là bạn đang có một hộp chụp softbox của thiên nhiên. Bạn sẽ dễ làm việc với chủ thể hơn và có thể chụp từ nhiều góc khác nhau, bởi vì bạn sẽ không bị giới hạn bởi các vệt nắng và bóng đổ mà ánh sáng gắt có thể tạo ra. Nhiều nhiếp ảnh gia ưa thích chụp với ánh sáng khuếch tán bởi ánh sáng trải đều trên cảnh vật. Bức ảnh này là một ví dụ của việc sử dụng ánh sáng khuếch tán, sử dụng bóng mát của tòa nhà để làm dịu ánh sáng, đồng thời cũng phản chiếu sáng hắt vào đối tượng. Ánh sáng chiếu ngược Chụp ngược sáng là cách chiếu sáng chủ đề của bạn từ phía sau, chứ không phải từ phía trước, hoặc từ hai bên. Bằng cách sử dụng ánh sáng chiếu ngược, bạn có thể tạo hiệu ứng bóng đổ ngược sáng (sihouette) hoặc hiệu ứng tỏa sáng (glow) cho đối tượng. Hiệu ứng sihouette Hiệu ứng glow Để tạo hiệu ứng sihouette, bạn thực hiện đo sáng trên nền trời, còn để tạo hiệu ứng glow, bạn đo sáng ngay trên đối tượng. Bạn cần đặt chủ đề của bạn ở phía trước nguồn sáng và cho phép ánh sáng chiếu sáng chủ đề. Nếu bạn đang sử dụng ánh nắng mặt trời làm nguồn sáng, các khoảng thời gian khác nhau trong ngày sẽ mang lại cho bạn những kiểu ánh sáng chiếu ngược khác nhau. Mặt trời càng xuống thấp thì ánh sáng sẽ càng dịu đi. Bạn có thể thấy rằng đôi khi bạn sẽ phải di chuyển tới một vị trí mà máy ảnh của bạn có thể tự động lấy nét hoặc chuyển sang chế độ chỉnh tay, vì ánh sáng có thể rất mạnh đến nỗi máy ảnh phải vất vả để tìm thấy những điểm bạn muốn lấy nét. Ánh sáng phản xạ Ánh sáng phản xạ có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi, trên hầu hết các bề mặt. Ánh sáng phản xạ theo nghĩa đen là ánh sáng được phản chiếu từ một bề mặt hoặc vật liệu nào đó. Nếu bạn chụp chân dung bên cạnh một tòa nhà màu trắng, ánh sáng chiếu vào tòa nhà sẽ được phản xạ vào chủ đề của bạn, tạo ra một hiệu ứng ánh sáng rất mềm mại. Nếu bạn đang ở giữa những dãy núi Atlas màu đỏ của Ma-rốc và chụp chân dung, bạn sẽ thấy có màu đỏ phản chiếu nhẹ nhàng đến chủ đề của bạn từ mặt đất. Hoặc, nếu bạn đang chụp chân dung ngoài trời và muốn có thêm một chút ánh sáng trên khuôn mặt đối tượng, bạn có thể sử dụng một tấm hắt sáng (reflector). Dụng cụ này thường có hai màu sắc: một mặt màu vàng, một mặt màu trắng. Ánh sáng phản xạ có xu hướng khá mềm và mang theo màu sắc của bề mặt hoặc vật liệu mà từ đó ánh sáng hắt ngược trở lại sau khi chạm vào bề mặt hoặc vật liệu. Khi dùng mặt màu vàng của tấm hắt sáng, bạn sẽ tạo ra ánh sáng phản xạ ấm áp trên khuôn mặt của đối tượng. Đông Phong Trường nhiếp ảnh kỹ thuật số Theo

7 mẹo để có những bức ảnh “người bay” tuyệt vời

Những hình ảnh "người bay" thực sự rất ấn tượng! Họ quyến rũ người xem và tạo cho họ suy nghĩ về những điều kỳ diệu. Nếu bạn tìm kiếm trên Internet về những bức ảnh "người bay" bạn sẽ thấy nhiều ví dụ tuyệt vời. Tuy nhiên, để chụp được những bức ảnh này nhiếp ảnh gia phải bỏ ra rất nhiều công sức để tạo ra các bức ảnh bay và đây còn là một thể loại nhiếp ảnh mới gọi là levitation photography. Hầu hết mọi người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng hình thức cơ bản nhất để tạo ra những bức ảnh "người bay" là hợp hai hoặc nhiều hình ảnh bằng phần mềm chỉnh sửa. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn một số mẹo đơn giản để tạo ra những bức ảnh "người bay" ấn tượng. Bài viết được VnReview chuyển ngữ từ trang công nghệ Digital Photography. Chuẩn bị chụp Mẹo 1. Chuẩn bị "đồ nghề" Để tạo ra một bức ảnh bay bạn cần phải có: một máy ảnh (có khả năng lấy nét thủ công), chân máy, một người mẫu, một người hỗ trợ (nếu như người mẫu của bạn có tóc trung bình hoặc dài), một công cụ để nâng, đỡ người mẫu (ghế, hoặc bậc thang). Nếu bạn có một máy ảnh có chức năng điều khiển từ xa, hãy mang nó theo. Mẹo 2. Chuẩn bị trang phục cho người mẫu Quần áo đồng màu là phù hợp nhất. Các mẫu hoa văn có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc tạo ra những bản sao của các phần nhất định của quần áo hoặc vải mềm. Đừng để người mẫu của bạn mặc áo jacket hoặc áo len. Khi người mẫu trong tư thế lộn ngược hoặc nằm ngang, quần áo thông thường sẽ rũ xuống. Nhưng khi anh/cô ấy nằm trên một chiếc ghế, áo khoác sẽ không rũ xuống tự nhiên nên bức ảnh sẽ kém thực tế. Nếu bạn chụp ảnh bay cho người mẫu nữ thì váy hoặc đầm ngắn, dài hay có những dải vải mềm thêm vào sẽ giúp ích cho bạn. Mẹo 3. Chụp trong ngày nhiều mây Ánh sáng mặt trời và bóng quá rõ sẽ khiến bạn phải vất vả hơn trong quá trình xử lý ảnh sau khi chụp để tạo ra được những chi tiết giả có bóng đổ hợp lý. Trong khi chụp Mẹo 4. Chụp từ một góc thấp Bạn nên chụp từ một góc độ thấp để cung cấp cho người xem ảo tưởng rằng đối tượng bạn chụp đang bay cao trong không trung. Tuy nhiên, hãy chú ý đừng để góc độ quá thấp. Nếu bạn chụp ở góc độ thấp hơn giá đỡ mà người mẫu của bạn đang nằm/đứng trên, giá đỡ sẽ che đi một phần cơ thể của người mẫu. Tốt nhất bạn nên chụp với góc ngang bằng với đỉnh giá đỡ người mẫu. Để mẫu của bạn nằm/đứng nhiều hơn về phía trước giá đỡ sẽ làm giảm khả năng những phần cơ thể của người mẫu bị che bởi giá đỡ. Nếu chụp ở góc quá thấp thì đạo cụ sẽ che đi một phần của cơ thể người mẫu Mẹo 5. Luôn chụp một ảnh nền trống Khi chuẩn bị chụp khung cảnh sẽ tạo ra bức ảnh bay hoàn chỉnh của bạn hãy làm theo cách sau: 1. Thiết lập bức ảnh với người mẫu trong khung. 2. Tính toán góc mà bạn sẽ chụp từ đó và đặt camera trên chân máy. 3. Khi người mẫu của bạn đã vào vị trí, chọn điểm lấy nét trên đối tượng. 4. Thiết lập máy ảnh của bạn để lấy nét bằng tay mà không chạm vào nói. 5. Chụp những bức ảnh khác nhau theo gợi ý dưới đây, trong Mẹo 6, mà không cần di chuyển điểm lấy nét hoặc máy ảnh của bạn. 6. Sau khi chắc chắn rằng đã chụp tất cả những hình ảnh bạn cần với người mẫu và đạo cụ, loại bỏ tất cả mọi thứ ra khỏi khung hình và chụp một bức ảnh nền trống. Đây là bức ảnh quan trọng nhất mà bạn cần chụp. Mẹo 6. Chụp nhiều bức để tạo ra một bức Hầu hết những bức ảnh người bay cơ bản thường được ghép bởi hai hoặc nhiều bức ảnh. Ở mức tối thiểu, bạn sẽ cần ít nhất một bức ảnh chụp nền và một bức ảnh chụp người mẫu ở trong cùng nền đó và góc chụp đó.. Hầu hết những bức ảnh bay tuyệt vời đều được ghép từ rất nhiều bức ảnh để thêm sự thú vị và khiến bức ảnh cuối cùng trông ấn tượng hơn. Dưới đây là những gì bạn cần làm để tạo ra một bức ảnh cụ thể trong minh họa dưới đây: 1. Người mẫu trên đạo cụ (xe đạp), tiêu điểm của bức ảnh này là những gì tay, chân và cơ thể đang làm. 2. Tóc và biểu hiện trên khuôn mặt, tiêu điểm của bức ảnh này là để nắm bắt được những biểu hiện của người mẫu và chuyển động của tóc tự nhiên giống như những gì sẽ xảy ra khi người mẫu thực sự ở trong tư thế này (bay thẳng lên, bay về phía sau cô ấy..v.v). Máy sấy tóc hoặc một chiếc quạt yếu sẽ không đủ để đẩy tóc theo các hướng cụ thể. Tóc càng dài, càng dày thì cần một chiếc quạt càng mạnh. 3. Quần áo, tiêu điểm của bức ảnh này là nắm bắt sự chuyển động của quần áo (nếu cần). Nếu người mẫu của bạn đang được kéo về một hướng thì vải mềm sẽ di chuyển về hướng nào? 4. Đạo cụ bổ sung, tiêu điểm của bức ảnh này tập trung vào những đạo cụ mà bạn muốn thêm vào trong hình (nếu muốn). Ở trường hợp này chính là chiếc xe đạp. 5. Nền trống, xem Mẹo 5 để tìm hiểu về tầm quan trọng của bức ảnh này. Nhìn bức ảnh số 2 chúng ta có thể thấy một chiếc quạt mạnh còn quan trọng hơn một người trợ lý, quạt sẽ giúp mái tóc bay về phía sau một cách tự nhiên hơn. Trong ảnh này chúng ta không cần chụp ảnh đạo cụ bổ sung nên không có bức ảnh số 4 Sau khi chụp Mẹo 7. Ghép các bức ảnh lại với nhau Rất nhiều nhiếp ảnh gia "chụp ảnh bay" đã sử dụng Adobe Lightroom và Photoshop để tạo ra những bức ảnh hoàn chỉnh. Dù chọn phần mềm nào chăng nữa thì bạn việc đầu tiên bạn nên làm là chỉnh sửa màu đồng bộ cho tất cả các bức ảnh. Lightroom có tính năng đồng bộ tuyệt vời để đảm bảo các thiết lập chính xác được áp dụng cho toàn bộ các bức ảnh. Tiếp theo, mở các hình ảnh trong một phần mềm chỉnh sửa như Photoshop. Bắt đầu với hình nền trồng. Sau đó thêm vào hình ảnh chính của người mẫu như một lớp (layer) với mặt nạ (mask) "Reveal All". Sử dụng cọ màu đen trên mặt nạ để loại bỏ các đạo cụ hỗ trợ người mẫu. Các bước quá trình được mô tả ở dưới ảnh minh họa. Lặp lại các bước cho mỗi khung hình bạn muốn thêm. Cuối cùng, bạn có thể hợp nhất các lớp và chỉnh sửa mọi thứ còn lại trên bức ảnh hoàn chỉnh. Hoàn thành công việc và thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của bạn và chia sẻ nó với bạn bè. 1-Ảnh nền trống đượt đặt ở layer dưới cùng với ảnh người mẫu ở bên trên. 2-Chọn hình ảnh người mẫu và nhấp vào Layer>Layer Mask>Reveal All. 3-Chọn cọ (paintbrush), đảm bảo rằng nó có màu đen. 4-Quét cọ qua những đạo cụ mà bạn không muốn hiển thị trong bức ảnh hoàn chỉnh. Tạo ra một bức hình người bay sẽ giúp trí tưởng tượng của bạn thành "thực tế". Không để cho định luật vật lý ngăn cấm bạn sáng tạo nghệ thuật chân chính. Tới lượt bạn Bạn đã bao giờ cố gắng chụp một bức ảnh người bay chưa? Nếu có thì kinh nghiệm của bạn là gì? Bạn có bất kỳ lời khuyên nào bổ sung cho những người mới bắt đầu hay không? Hãy chia sẻ với VnReview và các độc giả khác ở phần bình luận bên dưới. Ngoài ra, bạn hãy chia sẻ đường dẫn tới những tác phẩm của bạn để mọi người cùng chiêm ngưỡng. Để có thêm nguồn cảm hứng bạn cũng có thể nhấp xem những bức ảnh người bay ấn tượng dưới đây. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên. Hoàng Kỷ Theo Digital Photography

Mẹo "lấy nét trước" trong nhiếp ảnh

Chụp những tấm ảnh mà chủ thể đang chuyển động không phải là một công việc dễ dàng. Những chủ thể đang chuyển động có thể là một chiếc xe đua đang phóng như bay, hoặc một con sên đang bò dưới đất... không phải dễ dàng. Để chụp được những tấm ảnh này, ngoài tính năng của máy ảnh còn cần đến một chút thủ thuật của người cầm máy. VnReview xin giới thiệu với các bạn thủ thuật "lấy nét trước" (pre-focus) được đăng tải trên trangThePhoblographer: Lấy nét trước là gì? Đối với chủ thể đang chuyển động, khả năng bắt hình và lấy nét của các máy ảnh thể hiện rõ "đẳng cấp" của máy. Có những chiếc máy có tốc độ bắt hình rất nhanh, trong khi có những chiếc máy mất rất nhiều thời gian để lấy nét đối tượng đang di chuyển chậm chạp. Đó là lý do vì sao các nhà nhiếp ảnh thể thao thường chọn những chiếc máy DSRL đắt tiền bởi vì chúng có hệ thống khóa hình và lấy nét rất tiên tiến. Nếu bạn là người thường xuyên chụp những bức ảnh chuyển động, thì việc trang bị cho mình một chiếc máy như trên là rất cần thiết. Tuy nhiên, có những chuyển động rất khó bắt hình, chẳng hạn như vận động viên tennis đánh trả một đường bóng sang sân đối phương. Lúc đó, bạn cần phải có một kỹ năng gọi là "lấy nét trước" (pre focus) Ở trên máy SRL có cái nút nhỏ bên hông ống kính ghi là auto-manual, bình thường chúng ta thường để ở chế độ Auto, để chuyển qua chế độ lấy nét bằng tay (manual focus) thì chúng ta gạt qua chế độ Manual rồi dùng tay xoay ống kính để lấy focus vào khoảng cách mình muốn chụp, chuyên môn gọi là pre-focus. Một dạng lấy nét trước rồi khóa nét sau hay còn gọi là "nhắm bắn" khi đối tượng chưa tới. Dùng máy ảnh điều chỉnh bằng tay để lấy nét một đứa trẻ hiếu động như con tôi thực sự là một thử thách. Vì thế tôi đã phải dùng mẹo là phán đoán trước hướng di chuyển của bé, chuyển ống kính về hướng đó để "lấy nét trước". Khi bé di chuyển đến điểm đã lấy nét, tôi mới bấm nút chụp. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôi cũng thành công, mặc dù thằng bé đã di chuyển vào đúng điểm tôi phán đoán. Phần lớn các bức ảnh mà tôi chụp được thực hiện trong nhà với điều kiện ánh sáng tối và khẩu độ lớn, vì thế chỉ một chút sai lệch nhỏ cũng khiến cho tấm ảnh mất nét. Để có một bức ảnh "lấy nét trước" thành công, bạn cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - "Lấy nét trước" chỉ thực sự hiệu quả khi bạn phán đoán chính xác hướng di chuyển của chủ thể. - Bức ảnh "lấy nét trước" sẽ rất đẹp nếu bạn dùng máy ảnh điều chỉnh bằng tay. Tuy nhiên bạn cũng có thể dùng những máy ảnh tự động lấy nét. - Trong phần lớn trường hợp, thủ thuật "lấy nét trước" yêu cầu khẩu độ nhỏ để chủ thể không bị mất nét. Với máy ảnh điều chỉnh bằng tay, điều bạn cần làm chỉ là hướng máy vào một điểm mà bạn chắc chắn rằng chủ thể sẽ đi tới, chờ đợi rồi bấm máy. Phần lớn các máy ảnh DSLR hiện đại không thể thực hiện các thao tác tinh chỉnh bằng tay thông qua kính ngắm mà bạn phải sử dụng chức năng xem trực tiếp (live-view) trên màn hình. Các máy ảnh không gương lật (mirrorless camera) cũng như vậy. Với máy ảnh dùng ống kính lấy nét tự động, bạn cần phải gỡ bỏ tính năng này khỏi nút chụp (shutter button). Phần lớn các máy ảnh DSLR và máy ảnh không gương lật cung cấp hai lựa chọn cho người chụp ảnh: Bạn có thể có một nút bấm với hai chức năng là tự động phơi sáng (AE) hoặc tự động lấy nét (AF), hoặc sử dụng hai nút riêng cho AE và AF. Khi sử dụng hai nút riêng, một nút sẽ chuyên trách việc tự động lấy nét, còn nút kia (thường là nút chụp) sẽ chuyên trách việc đo và phơi sáng. Khi bạn đã gỡ bỏ tính năng AF khỏi nút chụp, thì điều bạn cần làm là bấm vào nút AF riêng để lấy nét vào điểm mà bạn phán đoán chủ thể sẽ di chuyển tới (chẳng hạn như bạn lấy nét vào nhụy hoa trước khi con ong bay tới). Chỉnh lại khung hình để đảm bảo chủ thể có mặt trọn vẹn bên trong. Bấm vào nút chụp khi chủ thể vào đúng vị trí. "Lấy nét trước" là một thủ thuật mà bạn sẽ phải thử và thất bại nhiều lần thì mới nắm được bí quyết thành công. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm rằng chỉ cần thất bại vài lần là bạn đã có thể làm chủ kỹ thuật này. Không cần tốn quá nhiều sức lực đâu! Đăng Khoa Theo ThePhoblographer

Sử dụng đúng cách và bảo quản thẻ nhớ

Bạn đã nghe khá nhiều thông tin đại loại như không nên dùng thẻ nhớ trên nhiều máy ảnh khác nhau vì sẽ bị...hỏng. Điều này là không chính xác. Nếu bạn tháo lắp thẻ nhớ đúng cách thì cấu trúc của nó không hề bị thay đổi cho dù nó được dùng với nhiều loại máy ảnh khác nhau. Khi lắp thẻ nhớ vào máy ảnh bạn lưu ý để cho các khe trượt của thẻ CF khớp với các gờ của máy ảnh nhé và sau đó nhẹ nhàng ấn thẻ nhớ vào trong. Tương tự cho lúc tháo thẻ nhớ ra khỏi máy ảnh, bạn cần bấm nút đẩy thẻ nhớ ra một cách dứt khoát và nhẹ nhàng. Bạn cần lưu ý với các loại đầu đọc thẻ của Tầu nhé, giá rẻ nhưng thiết kế không chính xác sẽ làm hỏng các chân thẻ (pins) đấy.Nếu bạn không sử dụng máy ảnh lâu ngày thì nên tháo thẻ nhớ ra khỏi máy, cất vào trong hộp nhựa của thẻ và để nơi khô ráo. Thẻ nhớ tuyệt đối phải được tránh bụi và độ ẩm cao. Với một vài hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân, hy vọng bạn đã đượcgiải đáp phần nào những thắc mắc của các bạn về dùng thẻ nhớ khi chụp ảnh.