Để tiếp nối nhũng điều bạn muốn biết khi mua DSLR. Hôm nay chúng ta tiếp tục đi nốt các yếu tố còn lại để giúp các bạn đọc có thể tìm mua một chiếc DSLR ưng ý nhất. Phần 1 các bạn có thể xem lại tại đây: Những điều bạn muốn biết khi mua DSLR (phần 1)
6) Màn LCD lớn với độ phân giải cao + khả năng Live View
Màn LCD lớn với độ phân giải cao sẽ giúp bạn xem lại ảnh của mình đã chụp tốt hơn. Và trong một vài trường hợp LCD và chức năng Live View đi kèm sẽ giúp bạn rất nhiều nếu bạn muốn chụp ở một góc khó. Tôi là người sở hữu một chiếc Canon EOS 60D với màn hình xoay lật. Nhiều người cho rằng màn hình xoay lật trông rất kém chuyên nghiệp nhưng tôi lại rất thích đặc điểm này. Thay vì phải lăn lê bò toài như tôi và những người khác ngày trước khi đổi lên 60D thì tôi có thể chọn một tư thế thoải mái hơn và với Live View, tôi hoàn toàn có thể ngắm + lấy nét tốt.
7) Khả năng chụp bao nhiêu hình trên 1 giây - Frame Per Second
Đây là yếu tố cũng tương đối quan trọng. Nó mô tả số hình mà máy bạn có thể chụp được trong 1 lần nhấn và giữ nút chụp trong multi-shot mode. Thông thường, khả năng chụp từ 3 fps đến 5 fps là bình thường. Đến 8 fps thì là rất nhanh. Tuy nhiên nếu bạn chỉ chụp đây một phát, chạy ra kia một phát hoặc chụp phong cảnh thì yếu tố này không thật sự quan trọng với bạn. Nhưng đối với người thích chụp trẻ con, động vật hoặc thể thao thì đây là yếu tố tiên quyết nên nhớ đến, việc chụp đc nhiều hình hơn trong một lần bấm chắc chắn sẽ giúp bạn có nhiều khoảnh khắc đẹp và chắc chắn hơn. Trẻ con hay động vật hoặc thể thao luôn có những khoảnh khắc xuất hiện rất bất ngờ và vì thế, có thể ở shot đầu tiên chưa thấy nhưng bất ngờ lại xuất hiện ở shot thứ 2 hoặc 3.
8) Khả năng quay video
Đây là một chức năng mới đc thêm vào trong khoảng 3,4 năm nay. Chức năng quay video ở thời điểm này xuất hiện ở đa số các máy DSLR dòng entry - level. Chất lượng hình ảnh có thể tạm chấp nhận được, không quá xuất sắc nhưng nếu bạn muốn thi thoảng quay lại một vài đoạn video về gia đình, trẻ con hay bạn bè thì cũng không phải là một lựa chọn tồi. Cũng nên nhớ thêm là nếu bạn muốn quay video được lâu thì đòi hỏi phải có 1 chiếc thẻ nhớ khá xịn. Nên sắm một chiếc thẻ nhớ khoảng 8gb class 10, Class 6 cũng có thể quay được nhưng tôi khuyến cáo nên dùng class 10 để tránh một số lỗi xảy ra như video bị ngắt khi tràn bộ đệm. Thông thường 1 video của canon bây h có thời gian tối đa là 30 phút và dung lượng lớn nhất cũng chỉ là 4gb. Một lưu ý nữa khi quay video đấy là cảm biến(sensor) của bạn sẽ phải mở liên tục nên nó rất nóng. Nếu quay liên tiếp dài ngày và trong thời gian dài thì tuổi thọ cảm biến(sensor) sẽ giảm nhanh hơn so với chụp ảnh bình thường.
8) Kích cỡ cảm biến - Sensor Size
Đây là mốt khía cạnh hơi mang tính chuyên môn và đòi hỏi nghiên cứu kĩ thì mới có thể hiểu được những thông số lằng nhằng của việc định nghĩa một chiếc cảm biến cho chuẩn. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này tôi sẽ chỉ nói đến những điều cơ bản nhất. Cảm biến chia làm 2 loại: Full Frame và Crop(APS-C). Cảm biến full frame lớn hơn cảm biến crop và nó cũng chỉnh là kích cỡ chuẩn của film 35mm, cho chất lượng ảnh tốt hơn, xử lý noise tốt hơn và tận dụng được tối đa góc nhìn tiêu cự của lens. Cảm biến fullframe chỉ xuất hiện ở các máy dòng bán chuyên hoặc chuyên nghiệp của các hãng như Canon 5D, 5D mark 2, 1D mark, 1Ds mark - Nikon D3s, D3x, D700 - Sony Alpha A900... Cảm biến crop giá thành rẻ hơn, cho những góc nhìn cận/ sát hơn khi lắp lens. Thông thường hệ số crop là 1,6, tức là khi chúng ta có 1 lens tiêu cự là X thì khi chúng ta nhìn qua lens, tiêu cự của nó sẽ thành X nhân với 1,6. Ví dụ lens 50mm thì lên crop sẽ là 80mm. Đa số các máy tầm trung hoặc entry-level đều là cảm biến crop.
9) Ống kính - Lens
Đây chắc hẳn là một vấn đề mà rât nhiều người quan tâm khi mua máy. Khi mua máy xong thì tất nhiên chúng ta phải cần có lens để chụp. Vậy nên bắt đầu thế nào ? Thông thường trên thị trường hiện nay chúng ta có kiểu mua một combo Body và lens kit. Lens kit là lens hay được bán kèm với máy khi mua, chất lượng tạm chấp nhận được nhưng về lâu về dài nếu bạn có ý định chơi ảnh lâu dài, việc thay thế nó là không thể tránh khỏi. Để bắt đầu với một bộ combo body và lens thì việc phân chia budget thế nào hẳn cũng khiến bạn đau đầu. Nay tôi xin tư vấn như sau: Việc mua một chiếc body tốt đương nhiên là một việc nên làm nhưng lens cũng là thành tố quan trọng để giúp cho bạn có những tấm ảnh rất đẹp. Bạn hoàn toàn nên bớt tiền body đi một chút và dành nó sang việc đầu tư lens. Tất nhiên với một kinh phí eo hẹp thì việc bạn muốn sở hữu một body tử tế một chút và dùng tạm con lens kit cũng hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng nếu budget cho phép, hãy quên luôn con lens kit này đi và tìm một lens khác có chất lượng tốt hơn ngay để tránh phải đổi chắc sau này. Để kết lại cho phần lens này tôi sẽ chỉ ra một vài đặc điểm của các loại lens để giúp bạn định hướng chiếc lens đầu tiên của mình: Lens để chụp chân dung đẹp ? Prime lens hay còn gọi là lens fix. Đây là lens chỉ có 1 tiêu cự, khẩu có khả năng mở lớn và giúp bạn xóa mờ phông nền rất tốt. Một vài lens tiêu biểu trong tầm ít tiền có thể kể đến là dòng 50mm f/1.8 các hãng Nikon và Canon Lens để chụp phong cảnh ? Chắc chắn phải là một lens góc rộng để giúp bạn thâu tóm đủ chi tiết phong cảnh mình muốn vào trong bức hình. Một vài lens góc rộng ít tiền mà có thể kể đến: Kit lens của các hãng, một ống kính của hãng thứ 3 mà nhận được rất nhiều sự hưởng ứng của giới chụp ảnh: Tamron 17-50 f/2.8. Bạn thích chụp đời thường, cỏ cây hoa lá, chim muông ? Lens Tele. Vào tầm ít tiền thì chúng ta rất khó có được 1 lens tele/ macro tốt. Tuy nhiên cũng có 1 vài lens tele đáp ứng được nguyện vọng của bạn: Canon Lens 55-250mm f/4-5.6 IS. Tamron 18-200mm f/3.5 - 6.5. ------------------ Trên đây là một số hướng dẫn để giúp bạn định hướng tốt hơn việc chọn mua một chiếc DSLR ưng ý. Trong khi viết bài có thể có một vài sai sót trong chuyên môn cũng mong được các bạn đọc góp ý. Chúng tôi hoan nghênh những ai có ý định cộng tác cùng trang và muốn viết bài cho trang.
Bài viết được thực hiện bởi Bùi Quang Huy
Có tham khảo nguồn phototuts