Bản tin

Các thông số kỹ thuật và các ký hiệu trên máy

TYPE OF CAMERA - Kiểu máy ảnh Compact digital still camera with built-in flash - Trong cả câu này thì bạn hoàn toàn có thể an tâm mà bỏ qua từ "still" vì nó đơn giản chỉ là một cách viết để phân biệt chính xác giữa kỹ thuật số hình ảnh động và tĩnh (Still) mà thôi. IMAGE CAPTURE DEVICE - Mạch điện tử cảm quang. Có 3 loại tất cả: CCD, CMOS, LBCAST. Total Pixels Approx. - Đây là tổng số điểm ảnh (tính tương đối) của máy ảnh LENS - Ống kính Focal Length - Tiêu cự 35mm film equivalent: - Tính tương đương với máy ảnh cơ. Digital Zoom - Zoom kỹ thuật số, một khả năng mới nhưng chất lượng hình ảnh thường rất...xấu. Focusing Range Normal AF - Khả năng đo nét với tiêu cự tự động ở chế độ bình thường. Bạn sẽ thấy một khoảng cách tối thiểu và vô cực. Macro AF - chụp ảnh cận cảnh với tiêu cự tự động. Thường sẽ có hai khoảng cách, một dành cho vị trí ống kính góc rộng (thường sẽ chụp được sát hơn) và một cho vị trí télé. Autofocus 1-point AF - Đây là số lượng điểm tiêu cự tự động dùng để canh nét. Thường thì với loại máy Compact dCam thì sẽ có 1 điểm. VIEWFINDERS - Khuôn ngắm Optical Viewfinder - khuôn ngắm bằng quang học LCD Monitor - Màn hình tinh thể lỏng để quản lý chụp và xem lại hình ảnh. LCD Pixels Approx. Độ phân giải của màn hình LCD càng cao thì chất lượng càng đẹp. LCD Coverage - Phần trăm (%) góc "nhìn" trường ảnh thực.  APERTURE AND SHUTTER - Khẩu độ sáng và Tốc độ chụp Maximum Aperture - Bạn sẽ có 2 giá trị tối đa, một cho vị trí ống kính góc rộng (W) và một cho vị trí télé (T) Shutter Speed - Tốc độ chụp Slow shutter - Tốc độ chụp chậm, thời gian phơi sáng lâu. EXPOSURE CONTROL - Đo sáng Sensitivity -Các độ nhạy của máy tính bằng ISO Light Metering Method - Các phương pháp đo sáng: Evaluation (Đo sáng tổng hoà)/ Center-weighted average (Đo sáng trung tâm)/ Spot (Đo sáng điểm);Exposure Control Method - Các chương trình đo sáng tự động được lập trình sẵn: Program AE (Tự động hoàn toàn), Shutter-Priority AE (ưu tiên Tốc độ chụp), Aperture-Priority AE (ưu tiên khẩu độ ánh sáng), Manual (chụp bằng kỹ thuật cá nhân) AE Lock - Đây là tính năng giúp bạn ghi nhớ chỉ số đo sáng của một điểm đặc biệt ưu tiên. ND Filter - Kính lọc trung tính, có thể được gắn luôn trong máy rồi. WHITE BALANCE - Cân bằng trắng White Balance Control Auto (Chế độ tự động), Pre-set chương trình đặt sẵn:(Daylight (ánh sáng ban ngày), Cloudy (trời nhiều mây), Tungsten (ánh sáng vàng của đèn dây tóc), Fluorescent (đèn nê-ông), Fluorescent H (đèn nê-ông mầu), or Flash), or Custom (thường đây là các vị trí bạn có thể cá nhân hoá cân bằng trắng theo ý mình) FLASH Built-in Flash Operation Modes - Các chế độ hoạt động của đèn gắn sẵn trong máy: Auto, Red-Eye Reduction On/ Off - chống mắt đỏ. Flash Range: Cự ly hoạt động hiệu quả của đèn sẽ được tính theo ống kính góc rộng (WIDE) và Télé, thường tính theo độ nhạy 100 ISO. Recycling Time Approx. - thời gian để đèn nạp điện và hoạt động bình thường giữa hai lần chụp. Terminals for External Flash - Đây là chỗ để gắn thêm đèn Flash bên ngoài.Automatic E-TTL: Đèn flash hoạt động bằng chế độ đo sáng qua ống kính (TTL = through-the-lens) Flash Exposure Compensation - Đây là khả năng hiệu chỉnh cường độ sáng của đèn flash, tăng hay giảm tính bằng khẩu độ sáng +/-EV (exposure value) SHOOTING SPECIFICATIONS - Các chế độ chụp ảnh Shooting Modes Auto, Creative (P (tự động hoàn toàn), Av (Ưu tiên khẩu độ sáng), Tv (ưu tiên tốc độ chụp), M (chỉnh theo kỹ thuật cá nhân), Custom 1, Custom 2 (cá nhân hoá)), Image - Các chế độ chụp đặt sẵn trong máy(Portrait (chân dung), Landscape (phong cảnh), Night Scene (chụp buổi tối), Stitch Assist (chụp ảnh quang cảnh rộng với chức năng ghép nhiều hình ảnh để tạo nên một ảnh duy nhất), Movie (quay phim)) Self-Timer - Chụp ảnh tự động Wireless Control - Điều khiển không dây từ xa. Continuous Shooting High Speed:Chụp ảnh liên thanh, thường thì sẽ có thông tin về số lượng hình ảnh có thể chụp được trên 1 giây. Photo Effects - Hiệu quả đặc biệt: Vivid (mầu sắc sống động), Neutral (màu trung tính), Low Sharpening (đường nét mềm mại), Sepia (màu giống như ảnh cũ)and Black & White (đen trắng) IMAGE STORAGE - Thiết bị lưu trữ ảnh Storage Media - Ở đây bạn sẽ có thông tin đầy đủ về loại "card" tương thích, kích thước ảnh, trọng lượng ảnh...     

Các loại thẻ nhớ dành cho máy ảnh kỹ thuật số

Như bạn đã biết mỗi một nhà chế tạo máy ảnh có một chủ trương khác biệt trong kỹ thuật ứng dụng, điều này dẫn tới việc các mác máy ảnh khác nhau sử dụng những loại thẻ nhớ khác nhau. Trên thị trường hiện tại có các loại thẻ nhớ phổ thông sau: - CompactFlash- CFExpress- Secure Digital (SD), SDHC, SDXC- Micro SD  Tất nhiên bên cạnh đó còn có các loại thiết bị lưu trữ hình ảnh khác như "PCMCIA card", CD-RW kích thước nhỏ...Nhưng thông dụng nhất là loại thẻ nhớ CompactFlash mà bạn có thể thấy đa số các máy ảnh dSLR PRO vẫn dùng. Xếp hạng thứ 2 về sự thông dụng phải kể đến thẻ SD và MS. Những loại thẻ còn lại ít nhiều được sử dụng trong nhiều loại máy ảnh khác nhau. Bạn cũng có thể tìm thấy trên thị trường các loại máy ảnh có thể sử dụng cùng một lúc nhiều loại thẻ như CF+MS (với Sony DSC-V3) hay CF+SD...khả năng này giúp bạn có được một sự lựa chọn rộng hơn về dung lượng lưu trữ ảnh cũng như giá cả. Trước tiên chúng minh sẽ tìm hiểu những khái niệm căn bản về thẻ nhớ nhé. "CompactFlash Association (CFA) » là một tổ chức công nghiệp phi lợi nhuận, mục đích của nó là nhằm phát triển và khuyến khích việc sử dụng loại thẻ CF trên thế giới. Bạn có thể xem thêm thông tin ở đây: Trên thị trường hiện tại thì thẻ CF có dung lượng từ 16 Mb đến 6 Gb, tuy nhiên cấu trúc của CF cho phép nó đạt tới 137 Gb. Thẻ CF chấp nhận điện năng sử dụng từ 3,3 V đến 5V. Các chân tiếp xúc của thẻ CF tương tự như cấu trúc của "PCMCIA Card" nhưng có tới 50 "pins". Môi trường sử dụng và độ bền:Nhiệt độ cho phép CF hoạt động từ -40°C đến +85°C. Độ bền của thẻ CF cũng rất đáng khâm phục: nó có thể chịu được chấn động rơi từ độ cao 2,5 m và tuổi thọ trung bình trong điều kiện sử dụng bình thường là 100 năm! Các hệ điều hành của máy tính có thể dung được với thẻ CF: Windows 3.x, Windows 95, Windows 98, Windows CE, Windows 2000, Windows ME, Windows XP, OS/2, Apple System 7, 8, 9 & OS X, Linux và đa số các UNIX. Các dữ liệu (Data) của thẻ nhớ CF được bảo vệ bởi "built-in dynamic defect management and error correction technologies" đảm bảo độ an toàn cao nhất.   

Các chế độ đo sáng

  Metering Modes: Evaluative/ centre-weighted average/ Spot (centre or linked to focusing frame) * Tạm dịch theo tiếng Việt là Đo sáng phức hợp hay Đa điểm/ Đo sáng Trung tâm/ Đo sáng Điểm. Mỗi chức năng này sẽ cho một hiệu quả khác nhau khi chụp ảnh.- Đo sáng phức hợp  (thuật ngữ này là  trong trường hợp máy ảnh có tính đến cả cự ly tới chủ thể nữa thì không thể chỉ gọi đơn giản là Đo sáng Đa điểm được): như bạn đã có thể thấy trong phần giải thích của Canon, kỹ thuật này dựa trên kết quả đo sáng của toàn bộ hình ảnh mà bạn đã khuôn hình (rất nổi tiếng với cách phân chia hình ảnh ra thành 256 vùng khác nhau) sau đó máy ảnh tính toán và so sánh kết quả với các trường hợp đã được tính toán sẵn từ trước và cho một kết quả (theo nhà chế tạo) là tối ưu cho từng trường hợp. Cách đo sáng này rất hiệu quả khi ánh sáng cân bằng giữa chủ thể và phông nền thế nhưng nó lại không cho được kết quả chính xác khi có độ tương phản lớn hay chủ thể có bề mặt kém phản xạ (hoặc ngược lại) ánh sáng. Khi chụp ảnh sinh hoạt gia đình hay trong các trường hợp ánh sáng dịu đều thì bạn nên sử dụng cách đo sáng này.- Đo sáng Trung tâm: kỹ thuật này dựa trên kết quả tính toán về đo sáng của phần hình ảnh ở trung tâm khuôn hình mà không quan tâm đến ánh sáng ở viền ảnh. Nó có ích khi bạn biết chính xác vùng ảnh nào mình muốn ưu tiên ánh sáng. Thường thì kỹ thuật này được dùng rất hiệu quả khi bạn kết hợp với hiệu chỉnh thêm ảnh sáng "Exposure Compensation" mà Người Thăng Long sẽ nói tới ở phía dưới đây. - Đo sáng Điểm: đây là một kỹ thuật rất khó sử dụng với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm về chụp ảnh. Nó cho phép bạn đo sáng chính xác một phần diện tích nhỏ của tấm ảnh (thường là bằng luôn phần diện tích của điểm tiêu cự tự động AF trong khuôn ngắm). Lý thuyết của nó rất đơn giản: nếu như ánh sáng tại một điểm là chính xác thì các điểm còn lại cũng sẽ chính xác. Nhưng bạn nên nhớ rằng chọn điểm đo sáng "Spot" đúng lại đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm thực hành đấy nhé. - Hiệu chỉnh kết quả đo sáng: "Exposure Compensation" ** là một trong những kỹ thuật quan trọng mà bạn cần nắm bắt để có được một tấm ảnh đẹp đơn giản vì ánh sáng luôn thay đổi và mỗi tình huống một khác. Nguyên tắc căn bản của nó là: bạn nhìn thấy tấm ảnh của mình chụp "Sáng" hay "Tối"? Nếu ta gọi kết quả đo sáng bằng chế độ tự động của máy ảnh là Ev (Exposure Value) thì bạn hãy xem sơ đồ dưới đây:-3Ev, -2Ev, -1Ev, Ev, +1Ev, +2Ev, +3Ev Thuật ngữ chuyên môn gọi nó là "The Zone System" nhưng ta hãy tạm quên nó đi nhé. Bạn rơi vào ma trận của những điều chưa cần thiết vào lúc này. Bạn có thể hình dung rất đơn giản: từ trị số Ev ban đầu, nếu bạn tiến về phía bên phải +3Ev thì hình ảnh của bạn sẽ hoàn toàn trắng xoá, nếu bạn tiến về phía bên trái -3Ev thì hình ảnh của bạn sẽ đen tuyệt đối. 

Tốc độ chụp ảnh

Ta đã nói về độ nét sâu của trường ảnh (hay DOF) và điều này có liên quan đến chế độ chụp ưu tiên khẩu độ mở của ống kính Av, bây giờ ta sẽ xem xét về tốc độ chụp của máy ảnh. Hẳn bạn đã không ít lần tự hỏi làm sao ta có thể chụp ảnh được dòng nước chảy mềm như dải lụa hay biến một tia nước thành một khối nước đá đẹp như một tác phẩm điêu khắc hay trong những tấm ảnh thể thao có phông hoàn toàn lu mờ với vệt chuyển động theo hướng di chuyển của chủ thể...Không có gì bí mật cả, chìa khoá nằm trong việc lựa chọn tốc độ chụp ảnh. Bạn tìm những tốc độ chụp ảnh cần thiết cho những trường hợp cụ thể nhé. Nếu như trước đây các chế độ chụp ảnh chuyên dụng (M, AV, Tv) chỉ dành riêng cho máy ảnh SLR, dSLR, BCam thì gần đây dòng máy dCam cũng đã có các chức năng này. Ta hãy cùng tìm hiểu một chút ý nghĩa của những ký hiệu viết tắt này nhé. - M có nghĩa là "Manual", bạn sẽ không sử dụng các chức năng tự động của máy ảnh (canh nét, đo sáng...) mà xác định các chỉ số này theo ý của mình. - Av là viết tắt của "Aperture Value" - ưu tiên khẩu độ mở của ống kính. Nó có liên quan chặt chẽ tới độ nét sâu của trường ảnh và điều kiện ánh sáng cụ thể.- Tv là viết tắt của "Time Value" - ưu tiên tốc độ chụp ảnh. Bạn sẽ thấy ký hiệu này với các loại máy ảnh Canon, Pentax và Contax; nhưng Nikon và Sony lại dùng ký hiệu "S" - viết tắt của Speed (tốc độ). Điều đầu tiên bạn cần biết là tốc độ chụp của máy ảnh được tính bằng 1/giây, chẳng hạn: 1/30s, 1/125s, 1/250s...Những tốc độ chụp chậm hơn được tính bằng giây như: 1s, 2s,... Có mấy nguyên tắc căn bản mà bạn cần biết khi ưu tiên tốc độ chụp ảnh. Đầu tiên là "luật f/16": trong điều kiện thời tiết tốt thì tốc độ chụp của máy ảnh tương ứng với khẩu độ mở của ống kính ở f/16 được tính bằng "1/chỉ số ISO của phim" mà bạn sử dụng. Chẳng hạn khi bạn sử dụng phim có ISO 64 thì ở f/16 tốc độ chụp sẽ là 1/60s; với phim ISO 100 thì tốc độ tương ứng sẽ là 1/125s; tính tương tự như thế ta có được 1/250s cho phim ISO 200....Tốc độ chụp ảnh có liên hệ rất mật thiết với khả năng rung hình lúc bấm máy và như thế ta có nguyên tắc thứ 2: tốc độ chụp ảnh tối thiểu để không bị rung máy được tính bằng "1/tiêu cự của ống kính lúc chụp", chẳng hạn: bạn dùng ống kính 50 mm thì tốc độ chụp tối thiểu sẽ là 1/50s, với ống kính 100 mm sẽ là 1/100s, với ống kính 300 mm tốc độ sẽ là 1/300s...Tuy nhiên với những ai chụp ảnh nhiều kinh nghiệm và chủ thể không chuyển động thì tốc độ 1/15s là giới hạn cuối cùng của chụp ảnh cầm máy trên tay (không dùng chân máy ảnh). Chúng ta thỉnh thoảng vẫn chụp ở những tốc độ thấp hơn như 1/2s, 1/6s cầm tay, dĩ nhiên là với các ống kính tiêu cự ngắn, và ảnh không hề bị rung. Một kinh nghiệm nữa để chụp ảnh các chủ thể chuyển động, tốc độ của máy ảnh sẽ phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của chủ thể, là dùng đèn flash. Bạn có thể chộp được những khoảnh khắc chính xác của chuyển động với thời gian phát sáng của flash là 1/100 000s! (các đèn flash gắn sẵn trên máy thường có thời gian phát sáng khoảng 1/30 000s) Với những bạn mới sử dụng máy ảnh hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc ghi nhớ các thông số dưới đây là vô cùng cần thiết để có thể chụp ảnh đẹp mà không bị rung máy (trừ khi bạn cố ý muốn hiệu quả này): - Tốc độ nhỏ hơn <1/60s bạn cần sử dụng chân máy ảnh hoặc đặt máy ảnh trên một điểm tựa vững chắc. - Tốc độ 1/60s là giới hạn để chụp ảnh cầm tay - Tốc độ 1/250 dùng để chụp các chuyển động - Tốc độ từ 1/500s trở lên dùng để ghi lại chính xác những chuyển động nhanh và tinh tế - Tốc độ từ 1/4000s trở lên có thể làm "đóng băng" các chuyển động. Chúng ta hãy cùng xem xét các ví dụ dưới đây để thấy sự khác biệt trong kết quả của việc sử dụng chế độ ưu tiên tốc độ chụp ảnh. - Tốc độ 1,3s: dòng nước trở nên vô cùng mềm mại, tựa như dải lụa- Tốc độ 1/10s: dòng nước dường như bớt "mềm mại" hơn, nhưng vẫn chưa đủ sắc nét- Tốc độ 1/40s: hình ảnh dòng nước trở nên rõ ràng hơn- Tốc độ 1/125s: chúng ta có thể thấy rõ ràng hơn chi tiết của dòng nước, những hạt nước bắn lên      

Một Tiêu Cự Các Kỹ Thuật Chụp Chân Dung Dùng Hiệu Ứng Bokeh

Mặc dù ống kính zoom hiện nay đang ở thời hoàng kim của mình, nhưng ống kính một tiêu cự tiếp tục có được sự phổ biến sâu rộng. Dù có độ dài tiêu cự cố định, ống kính một tiêu cự có những phẩm chất áp đảo bất lợi này, một số phẩm chất này là hiệu ứng bokeh, ảnh không bị rung, và khắc họa sắc nét. Trong nội dung sau đây, tôi sẽ tập trung vào hiệu ứng bokeh của ống kính một tiêu cự, và giải thích các kỹ thuật về việc chúng có thể được sử dụng như thế nào để chụp chân dung, một thể loại phổ biến trong nhiếp ảnh. (Người trình bày: Ryosuke Takahashi) EOS 5D Mark II/ EF50mm f/1.4 USM/ Aperture-priority AE (1/500 giây, f/2.0)/ ISO 100/ WB: Daylight Khuyên dùng ống kính EF50mm f/1.4 USM Cân nhắc khoảng cách chụp từ đối tượng chân dung, tôi chọn ống kính EF50mm f/1.4 USM, ống kính này có khoảng cách lấy nét gần nhất khoảng 45cm. Với khẩu độ được giảm xuống f/2, tôi làm nhòe hình người và các đồ vật khác trong nền sau một cách vừa phải, đồng thời cho phép chuyển tải không khí của địa điểm. Bằng cách sử dụng lấy nét thủ công (MF), tôi có thể lấy nét ở mắt phải, vị trí không được bao phủ bằng một điểm AF. Nhấp vào đây để xem chi tiết về ống kính EF50mm f/1.4 USM     Sử Dụng Hiệu Ứng Bokeh để Làm Nổi Bật Chủ Đề Chính Bước 1. Đặt Chế Độ Chụp Thành Av Xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Chế Độ để căn chỉnh nó với chế độ Aperture-priority AE (Av). Ở chế độ bán tự động này, nhiếp ảnh gia xác định giá trị khẩu độ (số f), trong khi các thiết lập khác, bao gồm tốc độ cửa trập, được máy ảnh tự động quyết định. Một trong những tính năng của chế độ Av là bạn có thể dễ dàng điều chỉnh mức hiệu ứng bokeh. Đây là chế độ cần sử dụng nếu bạn chú trọng hiệu ứng bokeh, vì giá trị khẩu độ không thay đổi theo những thay đổi về độ sáng của đối tượng, và mức phơi sáng thích hợp được quyết định bằng cách thay đổi các thiết lập chẳng hạn như tốc độ cửa trập.     Bước 2. Đặt Công Tắc Chế Độ Lấy Nét Về MF Chọn lấy nét thủ công (MF) để lấy nét. Trong khi lấy nét thủ công, bạn thoải mái lấy nét ở bất kỳ điểm nào trong khi bạn nhìn qua khung ngắm. Nó hoạt động hiệu quả trong chụp ảnh chân dung, trong đó nhiếp ảnh gia cần di chuyển để tạo bố cục cho các ảnh khác nhau với nét được lấy chính xác ở mắt của đối tượng chân dung. Ngoài ra, bằng cách gắn một ống kính một tiêu cự sáng có giá trị khẩu độ tối đa nhỏ, có thể có hình ảnh sáng qua khung ngắm, cho phép bạn dễ dàng kiểm tra nét.     Bước 3. Cầm Chắc Máy Ảnh Để lấy nét chính xác, tôi tựa khuỷu tay lên bàn để ổn định máy ảnh. Tôi cũng chú ý đến khu vực được lấy nét, và sử dụng bảng trắng để phản xạ ánh sáng. Môi trường xung quanh cũng được sử dụng hiệu quả trong ảnh, chẳng hạn như bằng cách bao gồm hình ảnh bắt sáng trong mắt của đối tượng trong khi điều chỉnh độ sáng của khuôn mặt.     Bước 4. Lấy Nét Sau Khi Xác Định Bố Cục Tôi nhìn qua khung ngắm để xác định bố cục, và lấy nét chính xác ở mắt phải. Ở giá trị khẩu độ f/2, giá trị này gần với giá trị khẩu độ tối đa của ống kính một tiêu cự, độ sâu trường ảnh (phạm vi lấy nét chấp nhận được) hẹp hơn mức bạn mong đợi. Do đó bạn nên nắm rõ bạn muốn lấy nét ở phần nào của con mắt.     Bước 5. Điều Chỉnh Mức Hiệu Ứng Bokeh Bằng Góc Của Khuôn Mặt Khi chụp thân trên của một đối tượng chân dung dùng ống kính một tiêu cự có số f nhỏ, một sự thay đổi nhỏ ở hướng của khuôn mặt sẽ làm thay đổi vị trí của hiệu ứng bokeh và làm thay đổi rất nhiều ấn tượng có được. Trong ví dụ này, hai ảnh được chụp từ cùng một khoảng cách. Ở mặt trước, toàn bộ khuôn mặt, cụ thể là mắt và môi, có vẻ được lấy nét chính xác. Khi khuôn mặt nghiêng qua một bên, một nửa khuôn mặt bị nhòe đáng kể. Trong chụp ảnh chân dung, bạn cũng nên cân nhắc vị trí của hiệu ứng bokeh thay đổi thế nào theo góc chụp, ngoài những thay đổi ở độ sâu trường ảnh, hoặc phạm vi lấy nét chấp nhận được.     Cột: Tìm Hiểu Những Thay Đổi Ở Khắc Họa Tông Màu Da Bằng Số F   F/1.4   F/2.8     F/5.6   F/8   Trong ví dụ này, ống kính EF50mm f/1.4 USM được sử dụng để chụp ảnh cận cảnh khuôn mặt từ khoảng cách gần. Nét được lấy ở mắt trái. Khi số f nhỏ, chỉ có con mắt này được lấy nét trong khi phần lớn da bị nhòe, mang lại ấn tượng mịn màng cho toàn bộ ảnh. Khi số f tăng, phạm vi lấy nét chấp nhận được trở nên lớn hơn, và tông màu da được khắc họa sắc nét hơn. Nếu chúng ta xem xét bốn ảnh này, toàn bộ khuôn mặt chỉ rõ nét ở f/8, trong khi tóc ở nền sau vẫn nhòe. Ví dụ như, trong trường hợp chụp ảnh phong cảnh và chụp ảnh nhanh thông thường, nhiều ảnh có thể có ấn tượng là toàn bộ ảnh sẽ sắc nét ở f/8. Tuy nhiên, đối với các ảnh được chụp từ khoảng cách gần, chẳng hạn như chân dung, phạm vi lấy nét chấp nhận được bị thu hẹp đáng kinh ngạc ngay cả khi số f lớn. Mặc dù bạn có thể muốn chụp ở giá trị khẩu độ tối đa khi dùng ống kính một tiêu cự có số f nhỏ, nhưng cũng có nhiều khả năng hơn là ảnh có được sẽ bị mất nét. Do đó, đối với ảnh chân dung được chụp từ khoảng cách gần, hãy chọn số f thích hợp trong khi lưu ý rằng có thể có được hiệu ứng bokeh đầy đủ ngay cả khi đã giảm khẩu độ.   Ryosuke Takahashi Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệm nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc.

Mẹo chụp ảnh hoàng hôn

Mẹo chup ảnh hoàng hôn Gợi ý dưới đây giúp bạn chụp được ảnh hoàng hôn đẹp Chọn đúng thời điểm - Một lần đi chụp với anh Monte, trước khi chụp tấm ảnh dưới đây, anh ấy nói rằng: "với nhiếp ảnh, đôi khi cần nhẫn nại chờ đợi khoảnh khắc vàng xuất hiện, và khi cơ hội đến thì cú bấm máy đúng lúc chính là một tác phẩm ưng ý được tác thành." Khi tôi đọc câu này của Monte, tôi hiểu rằng Monte có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc tìm góc đứng, chọn khung ảnh, chờ thời điểm ánh sáng tốt, và khoảnh khắc..,  Ảnh Monte   Tính toán trước trong đầu  - Mặc dù có nhiều ảnh bình minh hoặc hoàng hôn tuyệt vời được chụp bột phát tưởng là không có sự chuẩn bị tính toán trước, nhưng hầu hết đều phải có sự tính toán chuẩn bị trước. Trước hết phải tìm góc đứng theo dõi được đường xuống của mặt trời, góc đó có tiền cảnh, trung cảnh hay không. Như Monte, vì cảnh trống trơn, anh đã chọn góc lấy người bạn phía trước làm tiền cảnh rất hay. Có góc đứng tốt rồi, chuẩn bị chân máy, ống kính tương ứng, chọn tiêu cự, thông số... và khi mặt trời buông xuống, bạn có khoảng 30 phút để bấm máy, nhưng sẽ chỉ có một tấm đúng thời điểm vàng.    Tiêu cự nào phù hợp  - Ống wide cho cảnh quan sâu rộng, ống tele lại cho bạn khung ảnh với ông mặt trời lớn hơn và màu sắc rực rỡ hơn.    Tiền cảnh  - như đã nói, nó tạo ấn tượng cho ảnh. Có thể là một dãy núi, một cành cây, một nhánh bông lau gãy gập trước gió, một cốc cafe ... cũng có thể là bến tàu trên biển, và thậm chí là một bóng người đứng châm thuốc lá.    Kiên nhẫn trước khi trời tối  - Trước khi kết thúc, hoàng hôn có vài phút trở màu dạng kem pha lẫn các màu sắc khác, ánh sáng xuống rất thấp, và để ghi lại khoảnh khắc ảnh nhiều tình cảm này, bạn dùng kỹ thuật phơi sáng. Nhiều nhóm chụp ảnh chụp hoàng hôn, khi mặt trời vừa khuất là họ xếp máy. Chính lúc họ xếp máy đó là khoảnh khắc tình cảm nhất của hoàng hôn - người ta gọi đó là giây phút bịn rịn của ban ngày. Ảnh Peter Bowers   Linh động Whitebalace  - Nhiều tác phẩm hừng đông hoặc hoàng hôn đẹp được chụp với chế độ WB Cloudy (mây) hoặc WB Shade (bóng râm). Khi để WB A (auto) có nguy cơ ảnh mất đi một số dãi màu ấm áp của hai "giờ vàng". Cũng có thể chụp ở chế độ K để thử tông màu lạnh, ủ rũ, buồn cho một chiều hoàng hôn cô tịch...    Sử dụng Bracketing  - Bạn cũng có thể sử dụng chức năng Bracketing của máy, hoặc chụp tay. Chẳng hạn đúng sáng là: S1/60 F/11 thì bạn sẽ bấm 3 ảnh: S1/60 F/5.6 - S1/60 F/8 - S1/60 F/11. Ba tấm phơi sáng khác nhau sẽ có độ sáng và màu sắc khác nhau. Bạn chồng 3 tấm lại thành 1 bằng phần mềm sẽ có một tác phẩm đẹp.   Ghép các tấm ảnh bằng Photoshop, hoặc phần mềm Photomatix, sử dụng tính năng Tone Mapping. Đây là phần mềm chuyên ghép ảnh xử lý HDR. Bạn có thể phần mềm này trên google.   Bracketing mang lại rất nhiều lợi ích trong thời đại máy ảnh số. Ví dụ, khi chụp ảnh một khu vực đồi núi, bạn sẽ thấy có ba vùng sáng khác nhau rất khó cân bằng, như ánh sáng vùng trời, ánh sáng những ngọn núi, và ánh sáng cỏ dưới chân núi. Với điều kiện như vậy, để có bức ảnh có ánh sáng đẹp thì bạn phải nghĩ ngay đến Bracketing.   Nếu đã biết về trị số phơi sáng (hay trị số thời chụp), hẳn bạn cũng biết rằng để thay đổi trị số này, ta cần thay đổi khẩu độ, tốc độ màn trập, hay ISO. Vấn đề của Bracketing là bạn không thể chụp liên tục ba bức ảnh giống nhau mà không có chân máy, hay đối tượng trong ảnh luôn di chuyển. Do đó, bạn cần một giải pháp khác tối ưu hơn: Automatic Exposure Bracketing   Automatic Exposure Bracketing chính là chức năng tự động chụp nhiều bức ảnh có các mức phơi sáng khác nhau, viết tắt là AEB. Sử dụng chức năng này, thường bạn sẽ nhận được một tấm ảnh dư sáng, một tấm ảnh đủ sáng, và một tấm ảnh thiếu sáng.   Mỗi máy ảnh số có cách cài đặt giá trị AEB khác nhau: một số dòng máy Nikon có thể thiết lập ngay với các nút nhấn trên máy, trong khi với Canon thì bạn phải thiết lập trong menu. Với các máy ảnh khác, bạn có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo máy ảnh của mình.   Kinh nghiệm chụp cảnh hoàng hôn cho teen Dân nhiếp ảnh luôn nói về cách tạo ra những tác phẩm hoàn hảo. Theo đó, có hai nguyên tắc bạn cần luôn tuân thủ: mang theo máy ảnh theo khắp mọi nơi và chuẩn bị tinh thần chờ đợi cho tấm hình ưng ý nhất. Khung cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp có thể xuất hiện tại bất cứ nơi đâu, nhưng chúng thường dễ tìm kiếm hơn ở vùng biển hay các dãy núi. Xem dự báo thời tiết Đây là bước đầu tiên để chuẩn bị cho việc ghi lại khung cảnh hoàng hôn. Thực sự, hầu hết những tác phẩm hùng vĩ đều được thực hiện trong thời tiết xấu hoặc khi “sự giận dữ của thiên nhiên” đã ngừng lại đôi chút vào cuối ngày. Nếu mây đen bao phủ dày đặc trên bầu trời và không có hy vọng gì vào những tia sáng sắp ló dạng, bạn có thể chọn cho mình một thời điểm khác. Nhưng nếu có cơ hội để ánh sáng mặt trời xuất hiện, khả năng cho bạn thu được những bức ảnh để đời thường rất lớn. Vậy nên hãy chú ý xem dự báo thời tiết nhé!  Chú ý các chi tiết Hãy nhớ, sự thành công được thể hiện qua từng chi tiết, nên hãy chắc chắn về những gì bạn muốn đưa vào bức ảnh. Nếu có thể, bạn cần chuẩn bị thêm cho máy ảnh giá đỡ 3 chân hoặc món phụ kiện tương tự. Nhờ thế, độ ổn định trong khoảnh khắc đáng chờ đợi nhất càng được củng cố thêm. Ngoài ra, thời điểm cũng nằm trong số những yếu tố quan trọng nhất của ảnh thiên nhiên. Bạn hãy luôn chắc chắn về khoảnh khắc ghi hình mong muốn nhất nhé!  Nhiếp ảnh là nghệ thuật Dĩ nhiên, nếu có ý định trở thành nhiếp ảnh gia, bạn cần phải tâm niệm rằng nhiếp ảnh chính là nghệ thuật. Và nghệ thuật thì không nửa vời, nên hãy chắc chắn: Nắm vững theo quy tắc 1/3, chia khung ảnh thành 9 ô bằng nhau và căn cho những chi tiết chính không nằm chính giữa. Điểm nhấn nên nằm dọc theo đường kẻ hai bên của ô này.  Duy trì những khoảng tối và màu sắc tương phản nhằm tăng cường hiệu ứng cho tác phẩm. Tìm kiếm những “chiếc bóng” có thể đưa vào tấm hình. Điều đó sẽ khiến thành quả cuối cùng trông ấn tượng hơn nữa nhé. Sử dụng cảnh vật xung quanh như trọng tâm của bức ảnh. Ví dụ như các đám mây với hình thù kỳ lạ, dãy núi cao, cây cối hoặc đại dương chẳng hạn... Chắc chắn, chúng sẽ không làm bạn phải thất vọng đâu.  Hãy chụp thật nhiều Bạn hãy cố gắng bấm máy số lượng ảnh gấp nhiều lần so với mức cần thiết. Sau khi đã chụp xong bức hình đầu tiên, đừng dừng lại mà cần tiếp tục cho đến khi mặt trời khuất hẳn. Thêm nữa, bạn cũng có thể chụp với nhiều độ phơi sáng khác nhau. Trên đây chỉ là những kinh nghiệm đơn giản nhất, giúp bạn tiếp cận với thể loại chụp ảnh hoàng hôn. Tất nhiên rồi, bạn cần phải thực hành thật nhiều và biết đâu kiệt tác sẽ xuất hiện bất thình lình đấy. Khép khẩu và chụp tạo bóng đen sẽ giúp các đối tượng trong ảnh hoàng hôn có một bố cục hài hòa và hợp lý hơn. Điều đầu tiên là hãy chuẩn bị một chân máy sao cho ảnh không bị rung dù tốc độ chậm. Nếu có thể, nên mang theo cả kính lọc phân cực nhằm làm giảm một số ánh sáng phản xạ. Nếu có nhiều ống kính cũng tốt, còn nếu không chỉ cần một ống thông thường là đủ. Trước khi chuẩn bị chụp cảnh hoàng hôn, hãy nghiên cứu kỹ khung cảnh bạn định sẽ đặt máy để có thể có được cả tiền cảnh và hậu cảnh hợp lý, hòa quện với ánh nắng chiều sắp tắt một cách hài hòa nhất thay vì chỉ mỗi đối tượng là mặt trời. Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng, đến thời điểm mặt trời bắt đầu lặn, phải nhanh chóng chụp liên tục, bởi trời sẽ tối rất nhanh. Nếu trời trong và không mây, toàn bộ màu của không gian sẽ nhuốm màu của mặt trời tạo nên tông ấm rất dễ chịu. Nhưng kể cả khi trời nhiều mây, sương mù hay thậm chí cả khói, nếu khéo xử lý, các mảng màu và ánh sáng tán xạ khác nhau, thậm chí có thể có cơ hội được một bức ảnh còn ấn tượng hơn. Nhớ lúc này hãy khép khẩu và đừng lấy cân bằng trắng ở chế độ tự động. Nếu không quen chỉnh tay, bạn cũng nên đưa nó về chế độ cân bằng trắng nhiều mây (có hình đám mây). Nếu mặt trời là đối tượng chính, nên căn khung sao cho nó hơi lệch về một phía nào đó, ảnh trông sẽ hợp mắt hơn. Nếu có các đối tượng khác thì kỹ thuật chụp silhouettes (chỉ lấy bóng đen) đối với người (nếu có) hoặc vật khác đều sẽ khiến cho các đối tượng này trở nên ăn khớp hơn với cảnh mặt trời lặn.  Phạm Hải Đăng   

6 Mẹo Chụp Ảnh Pháo Hoa

Đêm giao thừa, ngày quốc khánh, hay 30 tháng 4, khi ngắm những chùm pháo hoa rực rỡ nổ tung trên bầu trời, lòng bạn cảm thấy lâng lâng và muốn ghi lại những hình ảnh tuyệt vời này để chia sẻ cùng mọi người. Nhưng chụp mãi mà bạn vẫn chưa có được tấm ảnh ưng ý: quá tối, quá sáng, ảnh nhòe, v.v... khiến bạn mất cả hứng. Vậy làm sao để có một bức ảnh chụp pháo hoa hoành tráng? 1. Sử dụng máy ảnh có chế độ chỉnh tay (Manual) Gần như bạn có thể dùng bất kỳ máy ảnh số nào để chụp pháo hoa, miễn là máy cho phép bạn chỉnh tay các thông số như ISO, khẩu độ (độ mở ống kính), tốc độ màn trập hoặc có sẵn chế độ chụp pháo hoa. Hầu hết các máy point-and-shot hiện tại đều chụp khá. Những dòng máy compact tầm cao, dòng máy siêu zoom hàng top tất nhiên sẽ cho những bức ảnh chất lượng hơn những dòng thấp. Mặc dù vậy, nếu có thể bạn nên dùng máy ảnh ống kính rời (DSLR) để có thể ghi lại những khoảnh khắc sống động và rực rỡ của những chùm pháo hoa. 2. Sử dụng chân đế máy ảnh (Tripod) Tripod rất cần thiết trong việc chụp pháo hoa. Vì chắc chắn là ống kính phải mở ít nhất là 1 giây cho một bức ảnh pháo hoa, bạn sẽ rất khó có một bức ảnh đẹp nếu cầm máy ảnh trên tay vì tay rất dễ bị rung, nhất là trong khoảng thời gian dài như vậy. Bất kể là Tripod loại xịn hay loại thường, bạn cần sắm lấy một cái để có thể chụp những bức ảnh sắc nét.   3. Thiết lập đúng thông số Điều quan trọng nhất khi chụp ảnh pháo hoa: chỉnh tốc độ màn trập chậm lại để có thể chụp lại vệt sáng của pháo hoa. Nếu là máy poin-and-shot, bạn có thể chỉnh sang chế độ chụp pháo hoa sẵn có. Chế độ này tự động giúp bạn thiết lập thông số chụp chậm (thường là khoảng nửa giây). Nhưng nếu đã có kinh nghiệm, bạn nên chọn chế độ chỉnh tay hoặc dùng một máy ảnh DSLR. Bạn nên chụp thử với nhiều thiệt lập về tốc độ màn trập và độ mở ống kính khác nhau để có thể quyết định đâu là thông số tối ưu. Để có được những bức ảnh đặc sắc hơn, bạn cũng có thể chọn tốc độ chậm hơn nữa. Tấm ảnh dưới đây chụp với tốc độ 2.5s, điều gần như không thể thực hiện nếu không có Tripod. 4. Chỉnh tốc độ màn trập để điều chỉnh các vệt sáng của pháo hoa Bạn có thể làm những vệt sáng dài ra bằng cách giảm tốc độ chụp lại. Lúc đầu có thể bạn muốn chụp một chùm pháo hoa nhỏ (cỡ 1s là được), nhưng cũng có lúc bạn sẽ để tốc độ thật chậm (khoảng 8s hoặc hơn) để pháo hoa có thể lấp đầy cả khung ảnh. Bức ảnh dưới đây được chụp với tốc độ 6s và khẩu độ f/5.6. 5. Điều chỉnh khẩu độ Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm chụp ảnh, bạn có thể bị ngợp với các thông số chỉnh tay như  ISO, tốc độ, khẩu độ và bạn không biết phải bắt đầu từ đâu. Bây giờ hãy thử thế này: chỉnh ISO về 100 (hoặc thấp nhất có thể) and để tốc độ ở 1-2s. Rồi bạn chụp thử vài tấm, thay đổi thử khẩu độ. bạn ấn định số f càng nhỏ thì bức ảnh càng sáng. Nếu bức ảnh quá sáng thì hãy tăng số f lên và thử lại. Tấm ảnh dưới đây chụp ở tốc độ 4s với khẩu độ f/8 6. Chỉnh tiêu cự ra vô cực Đừng quên chỉnh tiêu cự. Nếu bạn sử dụng chế độ chụp pháo hoa tự động, máy ảnh sẽ tự lấy nét ở vô cực. Còn nếu bạn dùng chế độ chỉnh tay, hãy nhớ chỉnh tiêu cự ra vô cực và giữ nguyên ở đó. Tất cả pháo hoa bạn chụp đề ở khá xa nên vô cực chính là thiết lập tốt nhất. Nếu bạn để máy ảnh tự chỉnh tiêu cự, có khả năng bạn sẽ lỡ mất những khoảnh khắc đẹp vì máy ảnh còn phải mất thời gian dò tìm đúng tiêu cự cần chụp.   Phạm Hải Đăng    

10 lời khuyên giúp bạn nâng "trình" nhiếp ảnh

Để chụp được những tấm ảnh đẹp thì ngoài niềm say mê nhiếp ảnh, người chụp còn cần phải có những kỹ năng và sự trải nghiệm khi bấm máy. 1. Luôn có máy ảnh trong túi Đối với những người chụp ảnh không chuyên thì việc vác theo máy ảnh DSLR "lê la" khắp mọi nơi sẽ khiến họ cảm thấy ái ngại vì cồng kềnh và tương đối nặng. Càng đáng ngại hơn khi mang theo máy ảnh với dây đeo lòng thòng vào những nơi như cửa hàng tạp phẩm để mua đồ. Tuy nhiên, đối với những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì máy ảnh là một vật gần như bất ly thân. Một cảnh đẹp hoặc một sự việc mang tính thời sự có thể diễn ra bất cứ lúc nào, đòi hỏi người chụp phải có máy trên tay để tác nghiệp. Chẳng hạn như bức ảnh dưới đây được chụp khi nhiếp ảnh gia đang trên đường... đi mua bánh sandwich. Nếu vác theo máy ảnh DSLR quá cồng kềnh thì người chụp nên trang bị cho mình một chiếc máy ảnh du lịch hoặc thậm chí là một chiếc smartphone có tích hợp camera để có thể bỏ túi mang đi khắp mọi nơi.Oliver Dương, một nhiếp ảnh gia người Pháp gốc Việt chia sẻ rằng, việc luôn có máy ảnh trong túi khiến anh không bao giờ nghĩ đến thuật ngữ "bấm máy" mà chỉ nghĩ đến việc "ghi lại cuộc sống". Đây là một tấm ảnh được nhiếp ảnh gia gốc Việt chụp trong bệnh viện khi thấy một phụ nữ đang chuẩn bị khám thai. Lời khuyên: Ảnh không phải lúc nào cũng chờ bạn. Hãy sử dụng một chiếc máy bỏ túi những lúc không thể mang DSLR đi theo. 2. Cảnh nền quan trọng không kém đối tượng Khi chụp một tấm ảnh, người ta thường hướng sự tập trung vào đối tượng được chụp. Nhưng đối tượng rất hiếm khi đứng một mình mà thường phải có cảnh nền để "phối hợp". Khi nhìn qua kính ngắm và hướng máy ảnh về phía đối tượng, điều đầu tiên bạn cần làm là... đừng vội bấm máy. Hãy xem xét cảnh nền trước đã. Cảnh nền sẽ tác động tới đối tượng theo hai cách: hoặc nó làm tôn đối tượng lên, hoặc nó khiến cho đối tượng bị nhạt nhòa. Đây chính là yếu tố nhiếp ảnh gia phải chú ý. Trong hình minh họa ở trên, ông lão đang rất vui vẻ sau khi tán dóc với người ngồi cạnh. Nhiếp ảnh gia chụp tấm ảnh này cho biết ban đầu anh ta không định cho vào khuôn hình người đàn ông ngồi ở xa. Nhưng sau khi người đàn ông đó nghiêng người ra phía sau và nhìn vào ông lão, nhiếp ảnh gia đã ngay lập tức bấm máy. Chính người đàn ông ngồi bên cửa sổ với ánh mắt hướng vào đối tượng đã giúp cho đối tượng trong ảnh được nổi bật. Lời khuyên: Hãy chú ý đến cảnh nền, cũng như mọi màu sắc, đường nét. Bạn phải phán đoán được cảnh nền sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến đối tượng. 3. Ánh sáng là tất cả Nếu như con người giao tiếp với nhau bằng giọng nói thì nhà nhiếp ảnh giao tiếp với tấm ảnh thông qua ánh sáng. Vì thế, nếu bạn muốn trở thành một nhà nhiếp ảnh giỏi thì bạn cần phải "điều khiển" được ánh sáng trong tấm hình. Bạn hãy quan sát ánh sáng tác động vào đối tượng như thế nào. Chẳng hạn như gương mặt của một người bừng sáng khi xem tivi, hoặc một phong cảnh chụp vào lúc chạng vạng. Kỹ năng chụp ảnh của bạn sẽ tiến triển dần nếu bạn biết cách tập trung chú ý vào ánh sáng. Trong tấm ảnh minh họa ở dưới, tác giả đã nhận ra bầu trời lúc đó có mây mù nhưng lại rất lý tưởng để cho ra đời một tấm ảnh đẹp, bởi vì ánh sáng lúc đó dịu nhẹ và các đám mây phản chiếu ánh sáng rất ấn tượng. Lời khuyên: Hãy chú ý đến ánh sáng, chất lượng ánh sáng, những khoảng tối mà nó tạo ra, các hình dạng mà nó đem lại. 4. Coi công việc của bạn như rượu vang Có thể từ trước đến nay bạn vẫn chưa hài lòng với những tấm ảnh mình chụp. Bạn nghĩ rằng tác phẩm xuất sắc nhất của mình sẽ được thực hiện... trong tương lai. Tuy nhiên, một lúc nào đấy bạn sẽ thấy tấm ảnh mình chụp trong quá khứ trở nên có giá trị. Trên thực tế, có rất nhiều người có những tấm ảnh giá trị mà họ không biết. Cho đến một ngày họ nhận ra giá trị của tấm ảnh khi con mắt nghệ thuật của họ trở nên lành nghề hơn. Tấm hình minh họa ở trên được tác giả người Pháp gốc Việt Olivier Duong chụp cách đây đã 10 năm. Lúc đó anh mới cầm máy đi chụp và không nghĩ rằng sau này mình sẽ trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Những tấm ảnh anh chụp 10 năm trước đã bị lãng quên trong một thời gian dài. Cho đến một ngày khi xem lại những bức ảnh thời mới chập chững vào nghề, anh mới nhận ra một vài tấm ảnh rất có giá trị. Lời khuyên: Ảnh cũng giống như rượu vang, càng để lâu càng ngon. Nhưng bạn sẽ phải đào bới để tìm lại chúng. 5. Chụp bằng trái tim Đa phần những người cầm máy đều biết cách đặt khẩu độ, thiết lập ISO, biết cách làm chủ ánh sáng. Nhưng khi nhìn vào tấm ảnh của họ, bạn sẽ thấy chúng thiêu thiếu một cái gì đó. Chính là yếu tố "trái tim"! Họ đã không có được cảm xúc mãnh liệt khi chụp những tấm ảnh đó. Nghệ thuật nhiếp ảnh không phải là ghi lại những gì đang diễn ra trên thế giới, mà đó là ghi lại cảm xúc ở trong tim người chụp. Người chụp phải thể hiện được cái tôi của mình trong tấm ảnh. Hình minh họa ở dưới được chụp lúc tác giả đang cảm thấy rất thất vọng Còn tấm hình này thì đã có sự lạc quan hơn Tấm hình này tác giả đã cho chúng ta cảm nhận được tinh thần gia đình Lời khuyên: Bấm máy theo cảm xúc của bạn, bức ảnh sẽ sống động hơn 6. Đặt câu hỏi "Tại sao?" Không phải ai đến với nhiếp ảnh cũng có chung mục đích. Có người muốn làm giàu, có người đến với nhiếp ảnh chỉ vì yêu thích, có người muốn nổi tiếng và có người chụp ảnh chỉ để ghi lại quá trình lớn lên của con trẻ. Nếu bạn định trở thành một nhà nhiếp ảnh, hãy đặt câu hỏi "Tại sao?" Trả lời được câu hỏi này con đường của bạn sẽ trở nên rõ ràng. Câu hỏi "Tại sao?" cũng giống như bạn đặt một chiếc kính lúp trước nguồn sáng, nó sẽ giúp bạn tập trung và tìm được thứ mình cần rõ ràng hơn. Trong tấm hình ở dưới, tác giả cho biết khi nhìn thấy người đàn ông này, anh đã hình dung người đàn ông giống như một vị anh hùng đang sẵn sàng cứu rỗi thế giới. Nhưng trên thực tế, đây chỉ là một người đàn ông đang trên đường ra bãi biển. Tác giả tấm ảnh cho biết lý do anh đến với nhiếp ảnh là để được hòa mình vào thế giới và được tưởng tượng. Lời khuyên: Tại sao bạn lại đến với nhiếp ảnh? Nhiếp ảnh có thực lôi cuốn bạn? Hãy lựa chọn con đường bạn đi từ việc trả lời câu hỏi nói trên. 7. Bạn ít bị phụ thuộc vào thiết bị hơn bạn nghĩ Đối với một nhiếp ảnh gia, thiết bị không phải là yếu tố quá quan trọng để có được một bức ảnh đẹp. Điều cốt yếu là óc thẩm mỹ và sự sáng tạo của người chụp. Gần như tất cả các tấm ảnh mình họa ở trên được chụp bằng máy ảnh bỏ túi. Thậm chí có những tấm ảnh tác giả đã chụp bằng điện thoại. Nhiếp ảnh cũng giống như trò chơi xếp hình. Mặc dù bị giới hạn bởi các miếng ghép nhưng với sự sáng tạo người ta có thể tạo ra một tác phẩm đẹp đẽ. Một hình ảnh so sánh khác: nếu con người đã có sẵn đôi cánh thì sẽ chẳng bao giờ phát minh ra máy bay. Lời khuyên: Dù bạn sở hữu loại máy ảnh gì, thì hãy sử dụng nó một cách sáng tạo. Nếu bạn được "trang bị đến tận răng", bạn sẽ không thể nghĩ được điều gì. 8. Đừng đòi hỏi sự hoàn hảo trong kỹ thuật Có thể khi học về nhiếp ảnh bạn được dạy làm cách nào để có độ phơi sáng chuẩn xác, làm cách nào để lấy nét, để có độ sâu của trường ảnh v.v... Tuy nhiên, bạn có biết rằng những tấm ảnh mang tính biểu tượng nhất thế giới lại được chụp với kỹ thuật không hoàn hảo. Chẳng hạn như tấm ảnh quân Đồng minh đổ bộ lên bãi biển Normandy năm 1944 được chụp bởi nhiếp ảnh gia Robert Capa có những hình ảnh rất mờ, hay như tấm ảnh Alberto Korda chụp Che Guevara trên một nền trời màu trắng. Đôi khi chất lượng nghệ thuật của một tấm ảnh lại khỏa lấp sự không hoàn hảo trong kỹ thuật chụp, cho nên đừng quá cầu kỳ khắt khe với kỹ thuật. Người Nhật có một khái niệm là "Wabi sabi" có nghĩa là "Vẻ đẹp nằm trong sự không hoàn hảo". Lời khuyên: Đừng quá quan tâm đến sự hoàn hảo trong kỹ thuật, hãy tập trung vào cảm xúc. 9. Hãy nghĩ đến việc tạo ra tấm ảnh, chứ không phải là chụp ảnh đơn thuần Nếu bạn muốn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn cần phải thực hiện một bước chuyển đổi từ "Chụp ảnh" sang "Tạo ra tác phẩm nhiếp ảnh". Khi đưa máy ảnh lên để chụp, bạn cần trả lời câu hỏi: "Bạn sẽ tạo ra một tấm ảnh là bản sao của những gì diễn ra trước ống kính?" hay là "Những gì ở trước ống kính là điểm khởi đầu để giao tiếp với tâm hồn bạn?". "Chụp ảnh" là thuật ngữ dành cho những người sở hữu máy ảnh. Còn các nhiếp ảnh gia, họ sẽ "tạo ra tấm ảnh". Tấm ảnh trên được nhiếp ảnh gia Olivier Duong thực hiện khi đang ngồi trong quán cafe. Anh chợt nhìn thấy tà váy này bay phấp phới trước mặt. Trong 1 giây, Olivier đã tưởng tượng mình đang ở trên thiên đường và ngắm nhìn một thiên thần trước mặt. Tấm ảnh này đã cho thấy những rung động của Olivier chứ không phải là tấm ảnh chụp một tà váy. Lời khuyên: hãy nghĩ như một họa sỹ. Hãy tạo ra thứ gì đó thay vì ghi lại nó. 10. Làm cho tấm ảnh của bạn đọng lại trong tâm trí người xem Bạn đã bao giờ xem một clip tuyên truyền về an toàn giao thông trên truyền hình? Trong clip một chiếc ô tô rất đẹp xuất hiện cùng với nét mặt tươi vui của những người ngồi trong xe. Chiếc xe lăn bánh trên những con phố nên thơ với hai hàng cây xanh mát. Người xem sẽ có cảm nghĩ "ôi cuộc sống thật là tươi đẹp". Nhưng rồi đùng một cái chiếc xe gặp tai nạn. Clip này gây ấn tượng mạnh với người xem bởi các nhà làm phim đã dành nhiều thời gian để tạo dựng nên một hình mẫu tươi đẹp rồi phá bỏ nó. Trong nhiếp ảnh bạn cũng có thể làm giống như vậy, tức là tạo ra một sự phá cách trong tấm ảnh để gây ấn tượng mạnh với người xem. Chẳng hạn như ở tấm hình chụp các cây cọ dưới đây. Cây cọ thì không xa lạ gì với mọi người. Để tạo ấn tượng, tác giả của bức ảnh đã không chụp cây cọ từ ngọn đến gốc mà lợi dụng bóng đổ của cây cọ phía sau lưng che đi phần gốc 3 cây cọ ở phía trước ống kính. Thay vì cho mọi người xem gốc cây thì tác giả đã thay thế bằng bóng cây. Bố cục của tấm ảnh nhìn đơn giản mà rất ấn tượng. Lời khuyên: Đoán trước người xem trông đợi gì ở bức ảnh, rồi phá cách.   Theo Digital Photography School

4 loại kính lọc nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cần có

Bây giờ mọi người thường sử dụng phần mềm chỉnh ảnh để chỉnh sửa hình ảnh kỹ thuật số của họ. Nhiều người cho rằng các bộ kính lọc rất đắt tiền. Trong khi một số hiệu ứng lọc dễ đem lại hiệu quả nhờ các công cụ xử lý ảnh (digital darkroom) thì các hiệu ứng khác lại được tạo ra dễ dàng hơn với các bộ lọc thực tế. 1. Kính lọc UV Kính UV giúp chống hơi nước muối khi làm việc gần biển Hãy coi bộ kính lọc UV như kính lọc mặc định luôn luôn nằm ở mặt trước ống kính của bạn mọi lúc mọi nơi. Ban đầu, bộ kính lọc UV được thiết kế để loại bỏ lớp mờ gây ra bởi ánh sáng cực tím phản chiếu bụi trong không khí. Các máy ảnh kỹ thuật số hiện đại đã có khả năng tự loại bỏ các tia cực tím, do đó, về mặt này, bộ kính lọc UV không có tác dụng. Nhiệm vụ của kính UV là bảo vệ ống kính của bạn khỏi va chạm và trầy xước. Thay một kính UV rẻ hơn nhiều so với thay một ống kính. 2. Kính lọc phân cực tròn (Circular Polarizing Filter) Bộ kính lọc phân cực tròn làm bầu trời xanh và màu đậm có chiều sâu hơn. Chúng rất cần để chụp ảnh ngoài trời, đặc biệt vào những ngày nắng. Kính phân cực cũng làm giảm sự phản chiếu trên bề mặt nước và thuỷ tinh, nói chung là làm giảm độ chói. Ưu điểm lớn nhất của kính lọc phân cực tròn là bạn có thể chỉnh hiệu ứng bằng cách xoay ở mặt trước ống kính của bạn. Điều đó có nghĩa bạn có thể thỏa sức sáng tạo với các hiệu ứng và quyết định hiệu ứng nào tuyệt nhất cho mỗi bức hình. Một bộ lọc phân cực làm việc hiệu quả nhất khi được sử dụng đúng góc so với mặt trời. Nó rất nhạy ánh sáng nên có thể bạn cần phải sử dụng chân máy nếu chụp phong cảnh với một bộ lọc này. Dù sao sử dụng chân máy để chụp phong cảnh luôn luôn là một ý tưởng tốt! Hiệu ứng chiều sâu màu sắc của bộ lọc phân cực rất khó để tạo trong công cụ xử lý ảnh (digital darkroom). 3. Kính lọc ND (Neutral Density filter) Một bộ kính lọc ND giúp làm rõ nét bức ảnh của bạn bằng cách giảm một tỷ lệ ánh sáng. Việc các nhà nhiếp ảnh gia dành phần lớn thời gian của mình theo đuổi ánh sáng có vẻ là một điều điên rồ. Tuy nhiên kính lọc ND cực kỳ hữu ích cho cả các nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh và du lịch. Sử dụng một bộ lọc ND cho phép bạn giảm đủ lượng ánh sáng để tạo ra hiệu ứng chuyển động mờ trong suốt cả ngày. Điều này có nghĩa là bạn có thể chụp ảnh chuyển động với hiệu ứng mờ khi hành khách đang xuống xe lửa, hoặc hình ảnh đám đông tại một lễ hội. Với phong cảnh, hãy sử dụng kính ND để chụp sóng và dòng chảy chuyển động với hiệu ứng mờ. Kính lọc ND cũng cho phép bạn giảm chiều sâu của trường ảnh và chụp được hiệu ứng bokeh tuyệt đẹp với các hiệu ứng của ánh sáng. 4. Kính lọc GND (Graduated Neutral Density) Kính lọc GND là bộ kính lọc hình vuông lớn rất quan trọng trong chụp phong cảnh với điều kiện ánh sáng khó khăn. Nửa trên của kính lọc GND có màu nâu và hoạt động như một bộ lọc ND bình thường, ngăn chặn một phần ánh sáng. Nửa dưới tương tự như một kính UV và không có tác dụng giảm ánh sáng. Hai phần chuyển tiếp với nhau dần dần. Kính lọc GND cho phép bạn cân bằng ánh sáng và làm rõ nét tiền cảnh hơn mà không cần phải sử dụng nhiều kỹ thuật phơi sáng và phần mềm chỉnh sửa ảnh. Để sử dụng bộ lọc GND, bạn chỉ cần chỉnh vùng chuyển tiếp cho phù hợp với đường chân trời và tiến hành chụp. Bạn có thể tự giữ kính lọc ở mặt trước ống kính hoặc mua một dụng cụ giữ bộ kính lọc chuyên dụng. Theo Womanitely

Hiểu về ngàm ống kính máy ảnh DSLR

Máy ảnh Canon sử dụng chủ yếu hai dạng ngàm là EF và EF-S. Ngàm gắn có thể là bằng nhựa hoặc kim loại. Tất cả các ống kính dòng L của Canon đều là loại ngàm EF, không có ống kính L ngàm dạng EF-S. Ngàm EF (Electro-Focus): là dạng ngàm ống kính lấy nét điện tử được Canon tiêu chuẩn hóa từ năm 1997 để phù hợp lắp với các máy ảnh SLR. Trên ngàm này có hình tròn màu đỏ. Ngàm EF-S (Electro-Focus Short back focus): Năm 2003, Canon giới thiệu chiếc máy ảnh mới EOS 300D sử dụng loại ngàm mới có khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn (Shorter) so với ống kính EF, được đánh dấu bằng hình vuông trắng trên ngàm. Ngàm EF-S thiết kế để thấu kính gần hơn với cảm biến mà không chạm vào gương lật, qua đó cho phép thu ngắn tiêu cự, từ đó làm ra các ống kính góc rộng hơn với giá thành thấp hơn.   Như vậy cách phân biệt ngàm, ống kính EF và EF-S dễ, trực quan nhất là xem trên ngàm, ống kính nếu có một chấm đỏ thì là ống kính EF, nếu có hình vuông nhỏ màu trắng thì là ống kính EF-S. Trên ngàm ở thân máy ảnh nếu có cả hai kí hiệu chấm tròn đỏ và hình vuông trắng thì đó là loại máy EF-S. Ống kính EF thông dụng có thể lắp và tương thích trên thân máy ảnh số có ngàm EF-S nhưng một ống kính EF-S chỉ tương thích với máy có ngàm EF-S. Khi lắp ống kính vào máy thì ta phải chỉnh kí hiệu tương ứng chấm tròn đỏ hoặc hình vuông trắng thẳng hàng giữa ống kính và ngàm máy ảnh, sau đó xoay ngược chiều kim đồng hồ khoảng gần một nửa vòng, đến khi kêu “tạch” một cái là ống kính đã được lắp khớp vào máy.

Black Friday là ngày gì? Là ngày nào trong năm? Vì sao có ngày này?

[Black Friday] là ngày gì? Bắt nguồn từ đâu? Black Friday còn được nhiều người biết đến với tên gọi “ngày thứ 6 đen tối”. Ngày này sẽ diễn ra vào thứ 6 đầu tiên sau ngày Lễ Tạ Ơn* hằng năm, và được coi là ngày mở đầu cho mùa mua sắm để chuẩn bị cho dịp Giáng Sinh bắt nguồn ở Mỹ từ năm 1952. Từ đó, Black Friday (Thứ 6 đen tối) được coi là ngày hội mua sắm lớn nhất năm. Năm nay, Black Friday sẽ diễn ra vào ngày 24/11/2023.   *Hàng năm, cứ vào ngày Thứ Năm thứ 4 của tháng 11, những người dân tại Mỹ và Canada sẽ tổ chức Lễ Tạ Ơn với ý nghĩa tạ ơn Chúa đã mang lại một cuộc sống no đủ, an lành và ăn mừng một mùa thu hoạch bội thu.   Ý nghĩa của ngày Black Friday là gì? Ý nghĩa của ngày Black Friday với người tiêu dùng: giúp người dùng mua được sản phẩm với mức ưu đãi nhất. Các mặt hàng được đồng loạt giảm giá từ thấp đến cao. Vì thế, bạn sẽ có cơ hội mua những món đồ mình thích với mức giá phù hợp. Ý nghĩa của ngày Black Friday với doanh nghiệp: nhằm kích cầu kinh tế, người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn nhân dịp chuẩn bị nhà cửa đón giáng sinh và chuẩn bị cho năm mới. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải đưa ra các mức giá tốt hơn RẤT NHIỀU so với các chương trình khuyến mãi trong năm. Lợi ích thu về cho chủ doanh nghiệp chính là tiếp cận lượng lớn khách hàng cũ và mới, tri ân khách hàng cũ và cuối cùng là tăng doanh số. Có nên mua sắm vào dịp Black Friday hay không? Trong ngày này, nhiều cửa hàng, các thương hiệu lớn nhỏ sẽ đồng loạt giảm giá mạnh các sản phẩm của mình nên bạn sẽ dễ dàng sở hữu được với những món đồ mà mình yêu thích với mức giá tốt nhất. Tuy nhiên, để không gây lãng phí, bạn hãy lên một danh sách những thứ mình cần, sau đó tìm cửa hàng uy tín, lựa chọn sản phẩm phù hợp chứ đừng quyết định mua những sản phẩm bản thân chưa cần mà chỉ vì nhìn vào mức giá "siêu khuyến mãi". Mở đầu mùa Black Friday năm 2023, VNASHOP dành cho bạn những ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT khi mua những thiết bị điện tử, điện gia dụng,... tại đây. Thông tin liên hệ: ·         Gọi mua hàng: 088 933 7676 (07:30 – 22:00) ·         Gọi khiếu nại: 076 823 7676 (07:30 – 22:00) ·         Gọi bảo hành: 033 640 7676 (07:30 – 22:00)

Cách Chụp Ảnh Sáng và Sống Động

Trang bị đèn flash gắn trên máy, bạn tiến thẳng đến địa điểm chụp, cảm giác có chuẩn bị đầy đủ. Nhưng ngay cả khi có đèn flash ngoài, ảnh không có vẻ sáng hay sống động như bạn muốn. Sau đây là cách giải quyết vấn đề đó và có được tấm ảnh lý tưởng! (Người trình bày: Koji Ueda)   Tình huống 1: Bạn muốn chụp ảnh người trên sân khấu sáng hơn, nhưng đèn flash của bạn không chiếu đủ xa Thủ thuật- Chọn chế độ Shutter-priority AE để tránh làm nhòe đối tượng.- Sử dụng độ nhạy sáng ISO cao hơn để bù cho ánh sáng đèn flash yếu hơn. EOS 600D/ EF70-300mm f/4-5.6L IS USM/ FL: 70mm (tương đương 112mm)/ Shutter-Priority AE (f/4,1/200 giây, EV+2)/ ISO 800/ WB: Auto/ Speedlite 580EX II/ chế độ E-TTL (Bù phơi sáng flash: EV+0,3)   Vấn đề: Bạn đang chụp một sự kiện, và cố chụp một số ảnh những người trên sân khấu. Tuy nhiên, có rào chắn quanh sân khấu, và khoảng cách gần nhất bạn có thể đến là 5 mét. Bạn có mang theo đèn flash ngoài, nhưng với độ nhạy sáng ISO 100, ánh sáng từ nó không chiếu đủ xa. Bạn muốn ảnh sáng hơn, nhưng bằng cách nào?  Trước: Không sáng như mong muốn   Cách khắc phục: Ánh sáng từ đèn flash khuếch tán và yếu dần khi nó chiếu càng xa. Để làm cho ảnh được sáng hơn, bạn cần phải tăng phơi sáng. Một cách để làm như thế là tăng độ nhạy sáng ISO để làm cho cảm biến của máy ảnh nhạy sáng hơn. Với ảnh trên cùng, tôi chọn sử dụng phương pháp này vì tôi không thể giảm tốc độ cửa trập (1/200 giây)—tôi cần phải đảm bảo ảnh sắc nét chụp người mẫu đang đi lại trên sân khấu. Với ảnh này, tôi có được kết quả tốt nhất với ISO 800 và bù phơi sáng EV+2. Những thiết lập này không chỉ mang lại cho tôi ảnh sáng như mong muốn, mà còn làm cho da của người mẫu sáng rỡ!   Hãy nhớ: Cẩn thận với hiện tượng nhiễu! Tùy vào điều kiện chiếu sáng, ảnh có thể có hạt ("nhiễu") ở độ nhạy sáng ISO rất cao. Công nghệ giảm nhiễu không ngừng cải tiến, do đó nếu bạn có một chiếc máy ảnh mới hơn, bạn có thể sử dụng một độ nhạy sáng ISO cao hơn với ít nhiễu hơn so với một chiếc máy ảnh cũ hơn.    Vị trí của đối tượng, máy ảnh và đèn Speedlite A: Khoảng 5m   Tình huống 2: Bạn muốn có chân dung với ánh sáng tự nhiên, nhưng tất cả bề mặt dội sáng có thể đều ở xa Thủ thuật- Sử dụng tấm dội sáng để dội ánh sáng flash- Sử dụng độ nhạy sáng ISO cao. Bổ sung bằng bù phơi sáng và bù phơi sáng flash nếu cần. EOS 7D/ EF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 97mm (tương đương 155mm)/ Shutter-priority AE (f/4, 1/125 giây, EV +1,3)/ ISO 800/ WB: Auto/ Speedlite 580EX II/ chế độ E-TTL (Bù phơi sáng flash: EV+2)   Vấn đề: Bạn đang ở một sự kiện được tổ chức trong một sảnh triển lãm rất lớn. Bạn muốn chụp một số tấm chân dung, nhưng điều kiện ánh sáng mạnh tại địa điểm đó, mặc dù hoàn hảo để trưng bày sản phẩm, quá gắt đối với chân dung. Tường và cột của những gian hàng gần đó đổ bóng lên khuôn mặt của đối tượng. Dội flash sẽ mang lại cho bạn kết quả tự nhiên nhất, nhưng những bức tường và trần gần nhất để dội flash lại quá xa... Trước: Bóng gắt trên mặt của người mẫu   Cách khắc phục: Những tình huống như thế là lý do tại sao sẽ rất tiện khi có sẵn một tấm phản quang khi bạn chụp trong các không gian mở rộng lớn. Tôi có một tấm phản quang dùng để dội flash. Với ảnh này, một lần nữa tôi sử dụng tốc độ cửa trập cao (1/125 giây ở chế độ Shutter-priority) để tránh làm nhòe đối tượng. Cách này cho tôi 3 thiết lập phơi sáng cần điều chỉnh để có được độ sáng lý tưởng: Độ nhạy sáng ISO, bù phơi sáng và bù phơi sáng flash. Các giá trị chính xác mà bạn sử dụng sẽ phụ thuộc vào cảnh và thiết bị của bạn. Ở đây, tôi thấy rằng ISO 800 là mức cao nhất tôi có thể sử dụng trước khi nhận thấy nhiễu. Để làm sáng ảnh thêm, tôi cài đặt bù phơi sáng thành EV+1,3 và bù phơi sáng flash thành EV+2.   Vị trí của đối tượng, máy ảnh và đèn Speedlite A: Khoảng 3mB: Ánh sáng phản chiếu từ tấm dội sáng Tham khảo các bài viết sau đây để biết thủ thuật về cách chụp chân dung hấp dẫn:3 Kỹ Thuật Tôn Vẻ Đẹp Cần Học Từ Những Người Mẫu Chuyên NghiệpCác Kỹ Thuật Tạo Dáng và Hướng Dẫn Cho Đối Tượng Chân Dung   Tình huống 3: Bạn muốn chụp màu sắc sống động của một con chim từ xa Thủ thuật- Giảm cường độ đèn flash để tránh làm cho màu sắc bị ảnh hưởng bởi ánh sáng quá mức.- Tăng độ nhạy sáng ISO để đảm bảo đủ phơi sáng.  EOS 50D/ EF100-400mm f/4.5-5.6L IS USM/ Aperture-priority AE (f/5, 1/200 giây, EV-0,7)/ ISO 1000/ WB: Auto/ Speedlite 580EX/ chế độ E-TTL (Bù phơi sáng flash: EV-0.3)Người chụp: Shogo Asao   Vấn đề: Bạn đang ở ngoài thiên nhiên và tìm chim để chụp. Có thể là mưa vừa dứt, hoặc có thể bạn đang ở trong một khu rừng dày đặc. Trong bất kỳ trường hợp nào, có rất ít ánh nắng và có điều kiện chiếu sáng kém. Cuối cùng, bạn nhìn thấy nó—một chú chim có màu tươi đậu trên một cành cây cách bạn 10. Ảnh quá tối nếu không có đèn flash, do đó bạn nháy đèn Speedlite. Nhưng lần này, ánh sáng mạnh từ đèn flash làm cho ảnh trông thiếu tự nhiên và màu sắc của chú chim bị nhạt.   Cách khắc phục: Chắc chắc bạn không muốn đèn flash quá mạnh. Với ảnh của tôi, tôi giảm bù phơi sáng flash xuống EV-0,3. Tuy nhiên, chỉ với cách đó, chú chim sẽ không đủ sáng. Bạn cần phải tìm cách nào đó để có thêm ánh sáng cho ảnh. Một lần nữa, đây là lúc tăng độ nhạy sáng ISO phát huy tác dụng. Bằng cách làm cho cảm biến hình ảnh của máy ảnh nhạy sáng hơn, nó cho phép bạn ghi đủ ánh sáng trong ảnh ngay cả với công suất đèn flash thấp hơn. Độ nhạy sáng ISO của tôi cho ảnh này là 1000, cho phép tôi ghi lại thành công màu sắc sống động của chú chim mặc dù có điều kiện ánh sáng kém và khoảng cách xa.   Vị trí của đối tượng, máy ảnh và đèn Speedlite A: Khoảng 10m Các thủ thuật khác về chụp ảnh động vật hoang dã ở điều kiện thiếu sáng được cung cấp ở đây:Chụp Ảnh Động Vật Hoang Dã: 3 Kỹ Thuật của Các Nhiếp Ảnh Gia Chuyên Nghiệp   Cách điều chỉnh độ nhạy sáng ISO 1. Chọn một chế độ chụp Chọn chế độ chụp thích hợp cho cảnh/đối tượng của bạn. (Chế độ Av, Tv hoặc M) 2. Cài đặt tốc độ cửa trập và/hoặc giá trị khẩu độ Cài đặt tốc độ cửa trập và/hoặc khẩu độ phù hợp nhất với ý định chụp của bạn.*Lưu ý: Khi gắn đèn flash Canon, tốc độ cửa trập tối đa bạn có thể cài đặt thường là từ 1/200 đến 1/300 giây, tùy vào mẫu máy ảnh của bạn).   3. Cài đặt độ nhạy sáng ISO Chụp thử vài tấm để tìm độ nhạy sáng ISO phù hợp nhất cho cảnh của bạn. Hãy nhớ: Cẩn thận với hiện tượng nhiễu! 4. Điều chỉnh độ nhạy sáng ISO nếu cần Nếu ảnh có được không có độ sáng bạn mong muốn, hãy điều chỉnh lại độ nhạy sáng ISO.