Trong phần 3 của hướng dẫn dễ hiểu này về kiến thức cơ bản về bố cục, chúng tôi mô tả “Bố Cục Trung Tâm” và “Bố Cục Đối Xứng”. Hai quy tắc này được sử dụng phổ biến ở các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, do đó bạn nên hiểu rõ về chúng và thử áp dụng thường xuyên. Bài viết này lý tưởng cho những ai chưa từng chú ý đến bố cục khi chụp ảnh. Chúng ta hãy tìm hiểu những điểm cơ bản bằng cách sử dụng các hình minh họa và ảnh ví dụ. (Người trình bày: Tatsuya Tanaka)
“Bố Cục Trung Tâm” Xác Định Chủ Đề Chính và Đảm Bảo Tính Ổn Định Cao
Bố cục trung tâm có tác động mạnh trong việc chuyển hướng sự chú ý của người xem
Thu hút sự chú ý của đối tượng.
Trong ví dụ này về bố cục trung tâm, một bông hoa chiếm phần lớn ảnh được để ở giữa. Hiệu ứng bokeh tỏa ra từ giữa tạo nên một ấn tượng mềm mại của bông hoa.
“Bố Cục Trung Tâm”: Chú ý đến sự cân bằng chung của ảnh
Giống như tên gọi, đối tượng chính được đặt ở trung tâm trong một “bố cục trung tâm.” Kỹ thuật này thường được thấy ở các ảnh được chụp bởi người mới sử dụng, vì lấy nét ở giữa ảnh có xu hướng dẫn đến bố cục trung tâm. Với chủ đề chính được đặt ở giữa, bố cục sẽ ổn định, và xác định rõ ý định của nhiếp ảnh gia. Bố cục trung tâm đặc biệt có ích để chụp ảnh cận cảnh động vật và hoa. Tuy nhiên, cần chú ý đến sự cân bằng chung. Một cách là tạo ra không gian vừa phải xung quanh chủ đề chính. Thay vì chụp không có mục tiêu, bạn nên nghĩ đến ý định rõ ràng trong đầu khi sử dụng bố cục trung tâm.
Lý tưởng để nhấn mạnh chủ đề chính
Làm nhòe nền sau để làm nổi bật chú chim hoang.
Ảnh này chụp một chú chim đang chíp chíp dùng ống kính chụp xa. Bố cục trung tâm sẽ có hiệu quả khi bạn muốn thu hút sự chú ý đối với đối tượng chính trong ảnh, nhưng hãy cẩn thận để đơn giản hóa nền sau.
Để sử dụng hiệu quả những lợi thế của bố cục trung tâm, nếu không sẽ có xu hướng trở nên tầm thường, điều quan trọng là bạn phải chú ý đến không gian xung quanh để làm nổi bật chủ đề chính, và tạo ra một nền sau đơn giản.
Thủ thuật: Chú ý đến mối quan hệ giữa nền sau
Để sử dụng bố cục trung tâm, hãy chú ý đến tỉ lệ giữa nền sau và chủ đề chính. Một số kỹ thuật khác mà bạn muốn ghi nhớ sẽ là sử dụng màu nền sau nhấn mạnh chủ đề chính hoặc đặt một đồ vật liên quan đến chủ đề chính.
“Bố Cục Đối Xứng” Thể Hiện Vẻ Đẹp Của Sự Hài Hòa
Làm nổi bật vẻ quyến rũ bằng một bố cục đối xứng dọc hoặc ngang
Bố cục đối xứng ngang.
Về mặt kỹ thuật, ảnh chụp hàng cây này vào cuối thu không đối xứng ngang. Nhưng, vẫn có thể tạo ra một bố cục đối xứng dựa trên sự sắp xếp đối xứng của hàng cây và sự bố trí của lá cây.
Bố cục đối xứng dọc.
Hồ nước và ảnh phản chiếu chiếm một nửa không gian trong ảnh này, tạo ra một ảnh có bố cục đối xứng điển hình. Để chụp phong cảnh xung quanh một cách rõ ràng trên mặt nước, hãy chụp vào những giờ đầu sáng sớm không có gió.
“Bố Cục Đối Xứng”: Tránh để trở nên quá tầm thường
Trong một bố cục đối xứng, hình ảnh được chia ra một cách đối xứng, dọc hoặc ngang, ở giữa. Có nhiều đồ vật xung quanh chúng ta tạo thành những đối tượng chính cho bố cục đối xứng. Một số tác phẩm nhiếp ảnh thường thấy là các ảnh chụp phía đối diện của một hồ nước phản chiếu trên mặt nước. Những ảnh khác bao gồm ảnh có các công trình kiến trúc đối xứng hoặc các con đường nằm ở giữa. Tuy nhiên, vì bố cục này tạo ra một ảnh có các hoa văn tương tự cả ở trên lẫn dưới, hoặc trái và phải, cần phải thận trọng để tránh bố cục trở nên quá tầm thường.
Bố cục dùng hình tam giác nghịch đảo
Dùng phản chiếu gương để có các hiệu ứng đồng bộ quyến rũ hơn.
Tôi bắt gặp cảnh này bên trong một tòa nhà thời trang. Sàn nhà đánh sáp đẹp đẽ tạo ra sự phản chiếu cảnh diễn trong gương. Cũng có thể tìm thấy những đồ vật trong một thành phố tạo thành một đối tượng của bố cục đối xứng.
Thủ thuật: Chuyển hướng sự chú ý của người xem và tạo ra các hoa văn cho ảnh thú vị
Để tránh làm cho bố cục đối xứng trở nên quá tầm thường, hãy tạo ra một hoa văn đều ở đối tượng để xác định rõ chủ đề chính bằng cách chuyển hướng chú ý của người xem.
Sinh năm 1956, Tanaka là một trong các nhiếp ảnh gia hiếm hoi sáng tác các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau từ một phối cảnh bình thường. Những thể loại này là từ những thứ trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như côn trùng và hoa, đến phong cảnh, các tòa nhà cao tầng, và các thiên thể. Ngoài nhiếp ảnh, Tanaka cũng đã phát triển phương pháp riêng của mình trong các quy trình hậu xử lý bao gồm sửa ảnh và in ảnh.